Điện trở suất của đất là gì? Tổng hợp các phương pháp đo
23/02/2022 1818
Rất nhiều bạn đã gửi câu hỏi về Thietbichuyendung.com.vn để tìm hiểu điện trở suất của đất là gì, phương pháp đo điện trở suất của đất cũng như mong muốn được tư vấn một số thiết bị đo điện trở suất chất lượng. Chính vì vậy, bài viết này sẽ tổng hợp một số thông tin cơ bản liên quan đến điện trở suất của đất để giải đáp những thắc mắc trên của các bạn.
Khái niệm điện trở suất của đất
Điện trở suất của đất được định nghĩa là điện trở của một đơn vị thể tích đất. Ký hiệu điện trở suất của đất là ρ (Rho), có đơn vị là Ωm. Hiểu một cách đơn giản thì đây là điện trở của một khối đất lập phương bằng 1m3, đối với dòng điện chảy từ một mặt của khối đất này sang mặt đối diện.

Điện trở suất của đất là điện trở của một đơn vị thể tích đất
Thông thường, dung dịch đất sẽ là bộ phận dẫn điện chính trong đất, các hoáng chất (các hạt cứng của đất) cũng dẫn điện nhưng rất yếu. Nồng độ ion trong dung dịch đất càng cao thì khả năng (độ) dẫn điện của đất càng lớn.
Độ dẫn điện đối với một đơn vị thể tích (cm3 hoặc m3) của đất được gọi là độ dẫn suất của đất, được ký hiệu là Xíchma-1/Ohm.m.
Cách đo điện trở suất của đất
Thông thường, điện trở suất của đất thường sẽ tỉ lệ thuận với trị số điện trở tiếp đất. Nhưng giá trị này cũng có thể thay đổi tùy theo thời gian trong năm cũng như vị trí bố trí các cọc tiếp địa.
- Độ sâu từ 1 đến 3 mét, giá trị điện trở suất của đất sẽ thay đổi theo thời gian trong năm. Tuy nhiên, sự chênh lệch trị số điện trở suất của đất từ cực tiểu đến cực đại không quá 2 lần.
- Độ sâu lớn hơn 5m, giá trị điện trở suất của đất không phụ thuộc vào thời gian/mùa. Nói cách khác là giá trị này sẽ không thay đổi theo thời gian trong năm.

Bảng tra điện trở suất của đất
Do điện trở suất của đất phụ thuộc vào thời gian trong năm và vị trí bố trí cọc tiếp địa nên để giá trị điện trở suất của đất được đảm bảo ổn định dù ở bất kỳ thời điểm nào trong năm thì bạn có thể áp dụng một trong 2 phương pháp dưới đây:
- Phương pháp 1: Đặt cọc tiếp điện ở lớp đất có độ sâu từ 1m đến 5m. Có sự hiệu chỉnh của hệ số mùa trong năm.
- Phương pháp 2: Bố trí cọc tiếp địa ở lớp đất sâu từ 5m đến 30m vì độ sau này hầu như không có sự thay đổi điện trở suất của đất theo mùa.

Phương pháp đo điện trở suất của đất
Ngoài ra, giá trị điện trở suất của đất phụ thuộc vào loại đất, sự hiện diện của độ ẩm và muối dẫn điện trong đất và nhiệt độ đất. Để đo điện trở suất của đất, bạn có thể áp dụng công thức tính điện trở suất của đất dưới đây:
ρtt = ρdo K
Trong đó:
- ρtt là trị số điện trở suất của đất
- ρdo là trị số điện trở suất của đất đo được trên diện tích bố trí hệ thống tiếp đất
- K là hệ số điều chỉnh
Một số thiết bị đo điện trở suất chất lượng
Muốn đo điện trở suất của đất thì chắc chắn bạn sẽ cần đến một thiết bị đo chuyên dụng. Để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo cũng như an toàn khi tiến hành kiểm tra, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn sản máy đo điện trở suất của đất đến từ các thương hiệu uy tín trên thị trường như: Kyoritsu, Hioki, Fluke, Sanwa,…

Thiết bị đo điện trở suất chất lượng
Dưới đây là một số sản phẩm nổi bật của các thương hiệu này mà bạn có thể tham khảo:
- Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu 4105AH – Giá tham khảo: 5.150.000đ
- Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu 4105DL – Giá tham khảo: 9.500.000đ
- Máy đo điện trở đất Sanwa PDR4000 – Giá tham khảo: 3.440.000đ
- Máy đo điện trở đất Fluke 1623-2 GEO
- Thiết bị đo điện trở đất Hioki FT6031-50
Để hiểu rõ hơn về điện trở suất của đất hoặc mua máy đo điện trở suất của đất chính hãng với giá thành tốt nhất, các bạn có thể liên hệ hotline (024) 3793 8604 – (028) 6686 0682 để được tư vấn chi tiết hơn.