Dụng cụ điện là gì? Các loại dụng cụ điện và cách sử dụng hiệu quả

16/10/2021 1495

Đối với các công việc xây dựng, sửa chữa điện nước, cơ khí,… đều sẽ cần đến các loại dụng cụ điện để hỗ trợ cho công việc được tốt nhất. Vậy, dụng cụ điện là gì? Các loại dụng cụ điện được sử dụng phổ biến hiện nay? Thiết bị chuyên dụng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích dưới đây.

Dụng cụ điện là gì

Dụng cụ điện được biết đế là những thiết bị, máy móc hoạt động bằng điện năng theo nguồn điện trực tiếp hoặc pin. Các dụng cụ điện có công dụng trong việc hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, cơ khí chế tạo, sửa chữa lắp đặt thiết bị, máy móc, nhà sửa,…

Các dụng cụ điện là máy móc

Các dụng cụ điện là máy móc cầm tay

Bên cạnh đó, dụng cụ điện còn có các phụ kiện đi kèm để hỗ trợ tối đa cho người dùng như kìm, búa, kéo, thước nivo, mũi khoan,… Tất cả những dụng cụ điện nay sẽ giúp con người giải phóng được lao động, tiết kiệm công sức.

Một số những loại dụng cụ điện phổ biến như: Máy khoan, máy cắt, máy đục bê tông, máy hàn,… Với từng lĩnh vực thường sẽ sử dụng các thiết bị điện khác nhau.

Các loại dụng cụ điện nước

Đối với các công ty điện nước hay thợ sửa chữa điện nước đều cần trang bị dụng cụ điện nước hoàn chỉnh. Điều này đảm bảo cho công việc thi công điện nước được diễn ra thuận tiện.

Dưới đây là những dụng điện nước phổ biến, thường được sử dụng nhiều nhất.

Các loại dụng điện cầm tay là những loại máy cầm tay hỗ trợ cho người sử dụng như.

Máy khoan: bao gồm các loại máy khoan tường, máy khoan bê tông với các dòng dùng điện hay máy khoan pin.

Các loại máy khoan được sử dụng phổ biến trong điện nước

Các loại máy khoan được sử dụng phổ biến trong điện nước

Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị thêm các loại máy cắt, máy cưa, máy siết bu lông, máy mài, máy bắn vít,… Với từng công việc chi tiết, bạn sẽ cần sử dụng các loại máy khác nhau.

Bộ dụng cụ cầm tay hỗ trợ cho công việc

Bộ dụng cụ cầm tay hỗ trợ cho công việc

Bên cạnh những loại dụng cụ điện máy, bạn cũng cần trang bị thêm các dụng cụ cầm tay để dùng như kìm, cờ lê, kìm cắt dây điện, mỏ lết, kéo cắt tôn,… Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị các loại van công nghiệp, dây điện, ổ cắm, cáp điện,…

Các loại dụng cụ điện cho thợ điện

Đối với những thợ điện chuyên thi công, lắp đặt điện, sửa chữa thiết bị cũng sẽ cần chuẩn bị thêm một số những dụng cụ khác để kiểm tra và lắp đặt dòng điện phù hợp. Những dụng cụ điện cần có như: bút thử điện, đồng hồ vạn năng, ampe kìm, tua vít, cờ lê,…

Bộ dụng cụ cần thiết của thợ điện

Bộ dụng cụ cần thiết của thợ điện

Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị các dụng cụ tương tự như của thợ điện nước. Điều này đảm bảo công việc của bạn được thuận lợi, tránh gặp các trợ ngại do thiếu dụng cụ.

Ngoài ra, đối với các công việc khác như cơ khí, xây dựng, mỗi công việc cũng cần có các thiết bị điện, máy móc khác nhau. Bạn cần chú ý tìm hiểu để chọn  được loại dụng cụ phù hợp.

Nguyên tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ điện

  • Tuyệt đối không xách máy dùng điện bằng dây nguồn hay dùng dây nguồn điện để cột hoặc kéo những đồ vật khác.
  • Không được kéo hoặc rải dây điện trên bề mặt sàn nếu không được đệm bằng các vật bảo vệ khác hoặc kéo dây ở nơi có nước. Điều này giúp tránh dây bị va chạm với sàn gây hở điện hoặc nước ngấm vào dây điện.
  • Không để máy cắm vào các ổ điện mà không có người giám sát, tránh các sự cố chập cháy, máy tự động hoạt động.

Sử dụng các dụng cụ điện cần tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn

Sử dụng các dụng cụ điện cần tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn

  • Không để máy hoạt động quá tải, để máy quá nóng khi dùng quá thời gian quy định.
  • Khi vận chuyển máy, di chuyển máy giữa các vị trí khác nhau cần ngắt nguồn điện, tắt máy.
  • Luôn ghi nhớ cần ngắt nguồn điện khi tháo lắp các phụ kiện, chi tiết trên máy, sửa chữa máy, máy dừng hoạt động,… hay khi máy bị hỏng hóc, kết thúc công việc.
  • Đối với các dụng cụ điện bị hỏng phích cắm, dây điện bị bỏ, lớp bọc cách điện bị bong tróc cần dừng sử dụng và tiến hành thay mới.
  • Đối với các máy dùng động cơ chổi than như máy khoan bị hỏng nắp che vị trí chổi than sẽ không được dùng máy.
  • Không dùng máy khi có các hiện tượng bất thường như có mùi cháy, máy rung, có khói,… hay vỏ máy bị nứt vỡ,…
  • Đối với các dụng cụ điện đã bị hỏng sẽ không được tiếp tục sử dụng.
  • Luôn bảo quản máy ở những nơi thoáng, khô ráo, không đặt máy xếp chồng trực tiếp lên nhau.
  • Lưu ý chỉ sử dụng máy khi đã nắm rõ các bước sử dụng máy.

Trên đây là những thông tin hữu ích về dụng cụ điện là gì cũng như các dụng cụ điện được dùng phổ biến hiện nay. Qua những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thể chọn các thiết bị cũng như sử dụng hiệu quả.