Bộ lọc hepa là gì? Màng lọc hepa có rửa được không?

27/05/2021 1477

Bộ lọc Hepa là một trong những màng lọc tốt nhất và sử dụng phổ biến trong các máy hút bụi có tên tuổi lớn như Sharp, Panasonic, Electrolux,… Vậy công dụng và đặc điểm của màng lọc bụi Hepa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau:

Bộ lọc Hepa là gì?

Hepa được đánh giá là màng lọc đạt tiêu chuẩn khi có thể lọc được các hạt bụi vô cùng nhỏ >0,3 micromet. Chính bởi điều này mà Hepa được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các máy hút bụi và máy lọc bụi hiện nay.

Màng lọc bụi Hepa được phát triển bởi Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ (DoE) vào những năm 40s để lọc các hạt phóng xạ gây ô nhiễm.

Màng lọc Hepa

Bộ lọc Hepa loại bỏ đến 99,99% các hạt bụi mịn

Cấu tạo của bộ lọc Hepa

Hepa được cấu tạo bởi những sợi tổng hợp (điển hình như sợi thủy tinh) có kích thước nhỏ vô cùng, chỉ từ 0,2 đến 2 µm, chúng chồng xếp lên nhau tạo thành một màng lọc Hepa.

Hepa được chia thành 3 loại: HEPA, EPA, ULPA. Trong đó:

  • EPA với 3 chỉ số là E10; E11 à E12 lọc bụi bẩn tới 99,5%.
  • HEPA với 2 chỉ số là lọc Hepa H13; màng lọc Hepa H14 lọc bụi bẩn tới 99,99%.
  • ULPA hay còn gọi là Ultra – Hepa (15, 16, 17) là loại Hepa cao cấp nhất, lọc gần như 100% các hạt bụi có trong không khí.

Như vậy, có thể thấy ULPA là bộ lọc tốt nhất, kế tiếp là Hepa và EPA là lọc kém nhất. Bộ lọc tốt hơn sẽ có giá thành cao hơn.

Công dụng của màng lọc bụi HEPA

Ngoài các bộ lọc thô, bộ lọc Hepa cũng là một trong những bộ lọc chính của máy lọc không khí, có công dụng lọc gần như toàn bộ các hạt bụi mịn nhỏ mà bộ lọc thông thường không làm được.

Có thể nói màng lọc Hepa có tính ứng dụng rất lớn trong đời sống, hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Chúng được tích hợp trong máy lọc không khí và máy hút bụi để loại bỏ được 99,9% những tạp chất có trong không khí như nấm mốc, lông mèo, khói công nghiệp, thuốc lá, thậm chí là vi khuẩn,…

Từ đó, mang đến một không khí trong lành, thân thiện với môi trường sống của người như phòng tránh các bệnh liên quan đến hô hấp, hen suyễn,….

Bộ lọc hepa

Màng lọc bụi HEPA là “người bạn” bảo vệ sức khỏe cho cả nhà của bạn

Màng lọc bụi Hepa ứng dụng trong thiết bị nào?

Hiện nay bộ lọc Hepa có trong các thiết bị sau:

Máy hút bụi: Không chỉ hút được bụi thô mà còn hút được cả bụi mịn rất nhỏ, trả lại không khí trong lành.

Điều hòa: Các dòng hiều hòa hiện đại đều được trang bị thêm tính năng lọc không khí và trong đó có lọc bụi Hepa là được ứng dụng trong thiết bị này, mang lại sự hiện đại vượt trội để bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.

Máy lọc không khí: Đây là tính năng sáng giá nhất của chiếc máy này, giúp máy lọc không khí trở nên “hot” hơn hết trong vài năm trở lại đây trên thị trường Việt.

Máy lọc không khí có thể làm việc trong diện tích căn phòng, trả lại bầu không khí trong lành nhất cho cả gia đình của bạn.

Ngoài ra còn có một số thiết bị khác như: quạt làm mát, máy hút ẩm, quạt phun sương,…. đều ứng dụng bộ lọc này.

lọc hepa

Màng lọc bụi Hepa có trong hầu hết các thiết bị gia dụng hiện nay

Màng lọc Hepa có rửa được không?

Nhiều người sẽ có câu hỏi thắc mắc chung là “màng lọc Hepa có rửa được không?” Vì sau một thời gian lọc thì màng lọc sẽ bị bẩn và chắc chắn vẫn phải có cách vệ sinh chứ nhỉ, hay là phải thay mới? Thì câu trả lời là “Có thể vệ sinh được Nhưng không được rửa“! Thậm chí là bạn phải vệ sinh bộ lọc Hepa định kỳ để hoạt động lọc không khí được tối ưu hơn.

Tuyệt đối không rửa bộ lọc Hepa trong nước, nhanh hỏng và biến dạng vì các sợi lọc Hepa rất mềm. Vệ sinh sai cách gây ảnh hưởng đến chất lượng của bộ lọc.

Vệ sinh bộ lọc HEPA không được rửa, nhúng trực tiếp vào nước, không dùng hóa chất, bộ lọc sẽ hỏng nhanh và khi hư hỏng, biến dạng, bạn không thể tái sử dụng vì khả năng lọc đã không hiệu quả như trước.

Màng lọc Hepa

Dùng chổi cọ vệ sinh nhẹ nhàng, tuyệt đối không dùng nước 

Hướng dẫn cách vệ sinh bộ lọc Hepa máy hút bụi, máy lọc không khí như sau:

Tháo cẩn thận bộc lọc Hepa ra khỏi máy, lấy chổi cọ (thương đi kèm với máy, nếu không có nên mua ngoài) để vệ sinh nhẹ nhàng từng khe lẽ trên Hepa. Bụi bẩn có thể bám khô cứng trên ngóc ngách bộ lọc vì vậy phải “bới” chúng ra xong rồi mới dùng máy hút bụi để hút sạch nhé. Nếu không có máy hút bụi thì cũng không cần thiết nhé!

Nếu dùng máy hút bụi hoặc máy thổi bụi, bạn nên sử dụng đầu hút khe, điều chỉnh lực hút vừa phải và hút theo chiều ngược với chiều không khí vào để bảo vệ bộ lọc.

Màng lọc Hepa

Cách vệ sinh màng lọc Hepa rất đơn giản

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được những điểm cơ bản của bộ lọc hepa máy hút bụi và lọc không khí. Khi mua những thiết bị trên thì nên lựa chọn loại máy có màng lọc bụi Hepa nhé! Cảm ơn đã theo dõi bài viết chúng tôi!