Cách hạ áp bằng điện trở đơn giản, an toàn
26/07/2023 778
Bạn đang tìm cách hạ áp bằng điện trở, giảm điện áp mà chưa biết làm như thế nào? Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay cách hạ áp bằng điện trở đơn giản, an toàn. Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay nhé!
Tại sao cần hạ áp cho dòng điện?
Trước khi biết cách hạ áp bằng điện trở, chúng ta cùng tìm hiểu tại sao cần hạ áp cho dòng điện. Khi nguồn điện áp cao hơn so với phần tử đơn xử của mạch, bạn cần hạ điện áp.
Cụ thể, trong những mạch điện tử nhỏ, các linh kiện thường vận hành với mức điện áp, cường độ dòng điện cực nhỏ. Nhưng nguồn điện cung cấp cho linh kiện này thường có mức cao hơn. Dẫn đến tình trạng mạch điện sẽ không thể hoạt động bình thường. Thậm chí mạch điện có thể bị chập hoặc cháy. Các linh kiện điện tử như chip hoạt động không có hiệu suất.
Vì vậy, bạn cần hạ điện áp cho dòng điện để mạch điện hoạt động ổn định và hiệu quả. Bạn có thể hạ điện áp bằng tụ hoặc hạ điện áp bằng điện trở. Điện trở hạ áp là linh kiện được dùng nhiều hiện nay. Nó có tác dụng hạ mức điện áp, dòng điện xuống theo yêu cầu của mạch điện.
Cách hạ áp bằng điện trở
Cách hạ điện áp bằng điện trở – Giảm đi một nửa
Nếu bạn muốn điện áp giảm đi một nửa, bạn chỉ cần mắc một mạch phân áp ở ngay giữa 2 điện trở với mức giá trị bằng nhau. Trong hướng dẫn dưới đây, chúng tôi lấy ví dụ bạn dùng hai điện trở 10KΩ. Lúc này, cách hạ điện áp bằng điện trở như sau:
Trước tiên, bạn lắp hai điện trở bất kỳ có giá trị bằng nhau và mắc nối tiếp. Một dây jumper đặt giữa hai điện trở. Với cách giảm điện áp 1 chiều, điện áp sẽ chỉ còn bằng một nửa mức điện áp cung cấp cho toàn đoạn mạch.
Như sơ đồ trên, mạch 5V đã chỉ còn 2,5V. Điện áp đã giảm xuống chỉ còn một nửa. Phương pháp này cũng là cách giảm điện áp 1 chiều, xoay chiều.
Xem thêm: Tìm hiểu điện áp pha, điện áp dây là gì? Đặc điểm, công thức tính
Cách hạ điện áp xoay chiều, DC với bất kỳ giá trị nào
Nếu bạn không muốn hạ một nửa điện áp mà muốn hạ một phần ba, một phần tư hoặc hạ xuống bất cứ giá trị nào, phương pháp dưới đây sẽ dành cho bạn.
Ví dụ 1:
Mạch điện có nguồn 5V nhưng bạn muốn cấp một mức điện áp 3V vào trong một phần tử của mạch. Phương pháp thực hiện hạ áp như sau:
Bước 1: Áp dụng công thức tính điện áp rơi trên điện trở R2
VR2 = Vin.R2/(R1+R2)
Bước 2: Từ công thức trên, bạn tìm ra điện trở R2 để có được một hiệu điện thế cụ thể. Sau đó, bạn sắp xếp lại công thức này và giải R2, ra công thức bên dưới:
R2 = Vout.R1/(Vin – Vout)
Trong đó:
- R2 là giá trị điện trở bạn sẽ tìm ra để được mức điện áp Vout.
- Vout là giá trị điện áp ra theo mong muốn của bạn.
- R1 là giá trị điện trở mà bạn đặt cố định.
- Vin là điện áp nguồn vào.
Đây chính là công thức sử dụng để chọn giá trị điện trở mà chúng ta cần để có được bất kỳ điện áp nào chúng ta muốn.
Trở lại với ví dụ mạch điện có nguồn 5V nhưng bạn muốn cấp một mức điện áp 3V vào trong một phần tử của mạch. Áp dụng công thức trên, ta có:
Nếu chúng ta sử dụng 10KΩ làm R1, thay các giá trị vào, chúng ta nhận được R2 = (V) (R1) / (VIN – V) = (3V) (10KΩ) / (5V – 3V) = 15KΩ.
Như vậy, bạn sử dụng một điện trở 15KΩ làm R2 với R1 là 10KΩ.
Ví dụ 2:
Mạch điện có nguồn 5V nhưng bạn muốn cấp một mức điện áp 1V vào trong một phần tử của mạch. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thay các giá trị vào công thức như sau:
R2 = (V) (R1) / (VIN – V) = (1V) (10KΩ) / (5V – 1V) = 2,5KΩ.
Như vậy, bạn cần dùng điện trở 5KΩ làm điện trở R2 với điện trở R1 là 10KΩ.
Sau khi hoàn thiện cách hạ áp bằng điện trở, bạn có thể sử dụng thiết bị đo điện để kiểm tra lại mạch. Bạn có thể dùng đồng hồ vạn năng Hioki, đồng hồ vạn năng Kyoritsu hoặc ampe kìm Hioki, ampe kìm Kyoritsu để kiểm tra.
Bài viết đã hướng dẫn bạn cách hạ áp bằng điện trở đơn giản, an toàn. Chúc bạn thực hiện thành công. Nếu bạn có thắc mắc về bài viết cũng như có nhu cầu sử dụng thiết bị đo điện chính hãng, vui lòng liên hệ Hotline Hà Nội: 0902 148 147 – TP.HCM: 0979 244 335 để được hỗ trợ nhé!