Cách mắc biến trở 3 chân – cách đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng

20/04/2023 623

Biến trở đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều mạch điện tử để làm thay đổi điện trở trong một số thiết bị. Vậy, mắc biến trở vào mạch như thế nào? Bạn hãy cùng Thietbichuyendung.com.vn tìm hiểu cách mắc biến trở 3 chân đơn giản dễ thực hiện nhé.

Cách đo biến trở

Trước khi tìm hiểu cách mắc biến trở, bạn cần biết được 3 chân của linh kiện. Vậy kiểm tra 3 chân của biến trở như thế nào?

Bạn có thể tham khảo cách đo biến trở ngay dưới đây để xác định được từng chân của linh kiện. Khi đó, bạn có thể dễ dàng lắp vào trong biến trở được dễ dàng. Bên cạnh đó, cách đo biến trở còn giúp bạn kiểm tra được biến trở có bị hỏng hay không, còn sống hay đã chết.

Với cách đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng đã có đến 3 phương pháp khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn đo biến trở đơn giản.

Phương pháp đo đầu tiên

Bạn cần sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng và biến trở đã hết hạn. Sau đó, bạn tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Bạn chọn mức điện trở trên đồng hồ vom cần cao hơn mức điện trở của biến trở. Ví dụ, nếu biến trở có định mức là 1.000 ohm, cần chọn mức điện trở đo là 10.000 ohm.

Bước 3: Ghép đầu đo của đồng hồ với hai chân của biến trở theo hình dưới.

Phương pháp đo đầu tiên

Phương pháp đo đầu tiên

Bước 3: Bạn xoay núm chiết áp, khi mức kết quả điện trở trên màn hình đồng hồ đo từ cao thành thấp hoặc ngược lại thì biến trở vẫn đang làm việc tốt. Nếu kết quả không thay đổi thì biến trở đã bị hỏng.

Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo, cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp

Cách đo biến trở theo phương pháp thứ 2

Thiết bị cần chuẩn bị: 01 đồng hồ vạn năng, 01 biến trở, 01 pin 9V hoặc nguồn điện DC.

Bước 1: Bạn chọn chế độ đo điện áp DC trên đồng hồ vom.

Bước 2: Bạn đặt hai que đo tiếp xúc với hai chân biến trở như hình dưới.

Cách đo biến trở theo phương pháp thứ 2

Cách đo biến trở theo phương pháp thứ 2

Bước 3: Bạn xoay núm biến trở, khi kết quả trên màn hình chuyển đổi từ cao thành thấp, thấp thành cao của điện áp pin. Như vậy biến trở chạy bình thường. Khi biến trở không thay đổi thì đang gặp vấn đề và cần được thay mới.

Phương pháp đo biến trở thứ 3

Thiết bị cần chuẩn bị: biến trở, biến áp hạ áp, bóng đèn 12V. Sau đó, bạn kết nối các dụng cụ như hình minh họa.

Phương pháp đo biến trở thứ 3

Phương pháp đo biến trở thứ 3

Khi bạn xoay núm chiết áp khiến cho nguồn sáng của đèn từ cao đến thấp hoặc ngược lại thì biến trở đang hoạt động tốt. Ngược lại, nếu nguồn sáng của đèn không đổi thì biến trở đã bị hỏng.

Trong quá trình đo biến trở, bạn cần chú ý sử dụng những loại đồng hồ vạn năng chất lượng như Hioki, Kyoritsu… Đây đều là những loại đồng hồ vạn năng có khả năng đo chính xác, độ bền cao.

Xem thêm: Tìm hiểu cảm biến CKP là gì? Cấu tạo, Nguyên lý, Cách đo cảm biến CKP

Cách mắc biến trở 3 chân

Biến trở được hiểu đơn giản là linh kiện điện tử có điện trở thuần với khả năng chuyển đổi được mức điện áp. Biến trở còn có thể điều chỉnh được cường độ dòng điện, thay đổi điện trở lắp đặt trong mạch.

Do vậy, rất nhiều mạch điện tử đều sử dụng biến trở. Bạn có thể tham khảo cách lắp biến trở theo những bước dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra biến trở

Trước khi mắc biến trở vào mạch, bạn cần lưu ý kiểm tra và xác định 3 chân chân của biến trở. Bạn có thể quan sát các chân theo hướng từ trái sang phải rồi đánh số thứ tự 1, 2, 3.

Xác định 3 chân của biến trở

Xác định 3 chân của biến trở

Bước 2: Nối đất chân số 1 của biến trở

Bạn dùng biến trở để điều khiển âm lượng, chân số 1 sẽ được nối đất. Bạn chỉ cần hàn một đầu dây điện với chân số 1, đầu còn lại của dây điện sẽ được hàn vào mass của mạch điện tử.

Xác định 3 chân của biến trở

Bạn chú ý mắc chân biến trở với một vị trí thuận tiện trên khung máy. Sau đó, bạn cắt dây điện với chiều dài phù hợp. Khi đó, giá trị về 0 khi núm ở vị trí tối thiểu.

Bước 3: Nối chân số 2 vào đầu ra của mạch

Bạn tiếp tục nối chân số 2 với đầu ra của mạch. Bạn chỉ cần dùng mỏ hàn để cố định lại nơi nối.

Nối chân số 2 vào đầu ra của mạch

Nối chân số 2 vào đầu ra của mạch

Bước 4: Nối chân số 3 với đầu vào của mạch

Bạn tiến hành nối chân số 3 với đầu vào của mạch theo bước số 2.

Nối chân số 3 với đầu vào của mạch

Nối chân số 3 với đầu vào của mạch

Bước 5: Kiểm tra biến trở

Sau khi nối cả 3 chân của biến trở, bạn cần kiêm tra lại biến trở. Bạn có thể sử dụng các thiết bị đo điện như vôn kế, đồng hồ vạn năng để kiểm tra.

Kiểm tra biến trở

Kiểm tra biến trở

Đối với các đồng hồ vạn năng nên chú ý chọn loại thiết bị đo có khả năng đo chính xác như Kyoritsu 1009, Kyoritsu 1018H, DT4254 Hioki, Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256

Kiểm tra biến trở

Sau khi hoàn thành lắp biến trở, bạn cần tiến hành kiểm tra bằng cách xoay núm chỉnh, khi giá trị đo trên vôn kế thay đổi tức là biến trở đã được lắp thành công. Khi không có thay đổi, bạn sẽ cần kiểm tra lại theo các bước.

Bạn cần lưu ý, trước khi mắc biến trở vào mạch điện tử sẽ cần điều chỉnh biến trở có giá trị lớn nhất khi cần điều chỉnh cường độ dòng điện. Khi đó, cường độ dòng điện đi qua mạch sẽ là nhỏ nhất để tránh làm hỏng các thiết bị.

Như vậy, Thietbichuyendung.com.vn đã hướng dẫn cách mắc biến trở 3 chân đơn giản để dùng cho công việc. Từ đó bạn có thể tự thực hiện khi cần lắp mạch điện tử hay sửa chữa các mạch có biến trở.