Cấu tạo máy khoan bê tông là gì? Nguyên lý hoạt động máy khoan bê tông

08/10/2021 1405

Máy khoan bê tông được đánh giá là dòng máy khoan có khả năng khoan bê tông mạnh mẽ nhất trong các dòng máy khoan hiện nay. Vậy, máy khoan bê tông có cấu tạo như thế nào? Bạn có thể tham khảo cấu tạo máy khoan bê tông dưới đây để hiểu chi tiết và sử dụng hợp lý hơn.

Cấu tạo bên ngoài máy khoan bê tông

Cấu tạo máy khoan bê tông được thiết kế với nhiều bộ phận khác nhau. Do vậy, bạn có thể chia cấu tạo của máy khoan thành hai phần: cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong.  Dưới đây là cấu tạo chi tiết của máy khoan bê tông.

Cấu tạo bên ngoài máy khoan bê tông

Hầu hết các dòng máy khoan bê tông cầm tay đều đang được thiết kế và cấu tạo tương đối giống nhau giữa các dòng máy khoan. Để giúp bạn có được cái nhìn trực quan, Thiết bị chuyên dụng giới thiệu cho bạn dòng máy khoan búa Bosch GBH 2 24 DRE đây được xem là chiếc máy khoan bê tông Bosch bán chạy được nhiều người ưa chuộng hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

Cấu tạo bên ngoài của máy khoan bê tông

Cấu tạo bên ngoài của máy khoan bê tông

Vỏ máy khoan bê tông

Đây là bộ phận bên ngoài của máy khoan để bảo vệ các bộ phận trong của máy. Vỏ máy thường được làm từ chất liệu nhựa có độ cứng cao. Trên vỏ máy có các vị trí như đuôi máy, thân máy sẽ được bọc cao su để vừa chống va đập, vừa có khả năng cách điện.

Tay cầm chính

Tay cầm chính là bộ phận được dùng để người dùng cầm máy và thao tác khoan. Tay cầm của máy khoan cũng thường được bọc cao su để tạo độ êm, nâng cao khả năng cách điện.

Cò máy

Cò máy là công tắc được điều chỉnh hoạt động của khoan búa cầm tay.

Nút duy trì thao tác

Nút duy trì thao tác là nút nhấn duy trì được tích hợp với cò máy để máy có thể chạy tự động, chế độ rảnh tay cho người dùng. Đây là chế độ hoạt động rảnh tay, cho phép máy hoạt động ở công suất tối đa.

Nút chọn chế độ chức năng

Nút chọn chế độ chức năng là một trong những bộ phận của máy khoan bê tông. Với từng dòng máy khoan khác nhau sẽ có nút chọn chế độ riêng biệt.

Dòng máy khoan bê tông 2 chức năng sẽ có nút chọn chế độ khoan thường và khoan búa để khoan kim loại, gỗ và khoan tường, bê tông.

Máy khoan bê tông 3 chức năng

Máy khoan bê tông 3 chức năng

Dòng máy khoan bê tông 3 chức năng sẽ có nút chọn chế độ khoan: khoan thường, khoan búa và chế độ đục bê tông.

Máy khoan búa 2 chức năng

Máy khoan búa 2 chức năng

Nút đảo chiều

Trên các dòng máy khoan, nút đảo chiều được kí hiệu với chiều mũi tên có tác dụng khoan ra và khoan vào. Nút đảo chiều thường được bố trí gần với cò bấm của máy.

Đầu kẹp mũi khoan

Trong cấu tạo máy khoan búa, đầu kẹp mũi khoan là bộ phận để lắp mũi khoan bê tông vào máy. Hiện nay, có hai loại đầu kẹp mũi khoan chính là đầu kẹp SDS và đầu kẹp SDS Plus.

Tay cầm phụ

Tay cầm phụ là bộ phận hỗ trợ cho người dùng cầm máy chắc chắn và có được tư thế khoan đúng kỹ thuật. Tay cầm phụ của máy khoan thường có thể xoay 360 độ, và tháo lắp dễ dàng.

Thước đo độ sâu

Thước đo có thể được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Phụ kiện này có công dụng đo độ sâu của lỗ khoan theo mong muốn của người thao tác.

Dây điện / pin máy khoan

Với các dòng máy khoan bê tông dùng điện sẽ có dây nguồn chất lượng, cách điện tốt, tải điện hiệu quả. Trong khi đó, các dòng máy khoan bê tông pin sử dụng pin để cung cấp nguồn năng lượng cho máy hoạt động. Các dòng máy khoan bê tông dùng pin thường sử dụng loại pin có điện áp từ 18V trở lên.

Xem thêm: 

Cấu tạo bên trong của máy khoan búa cầm tay

Cấu tạo máy khoan búa bên trong có phần phức tạp hơn bên ngoài, người dùng cần có kinh nghiệm sẽ dễ dàng hiểu hơn, bạn hãy theo dõi hình ảnh phía dưới:

Cấu tạo bên trong của máy khoan búa

Cấu tạo bên trong của máy khoan búa

  1. Thân máy bao gồm vỏ máy chứa tay cầm
  2. Bộ chổi than gồm chổi than và giá đỡ chổi than
  3. Rotor động cơ khoan, phần chuyển động, động cơ 1 chiều
  4. Stato động cơ, phần động cơ đứng yên
  5. Quạt gió làm mát động cơ
  6. Phần truyền chuyển động trung gian
  7. Phần truyền động trục khoan
  8. Bộ bánh răng trục khoan
  9. Vòng bi trục
  10. Đầu kẹp mũi khoan

Trên đây là những thông tin về cấu tạo máy khoan bê tông chi tiết. Tương tư, máy khoan bê tông Bosch, Makita, Dewalt cũng có cấu tạo tương tự như vậy. Bạn có thể sử dụng máy dễ dàng, không mất nhiều công sức.

Nguyên lý hoạt động của máy khoan bê tông

Máy khoan bê tông cũng được hoạt động theo nguyên lý tương tự như các dòng máy khoan cầm tay khác.

Sau khi máy khoan được cung cấp nguồn năng lượng tới chổi than sẽ làm quay động cơ. Khi đó, động cơ sẽ truyền chuyển động cùng với mô men xoắn đến trục trung gian, trục trung gian tạo ra lực xung của búa và tạo ra lực xoắn truyền chuyển động quay lên trục khoan qua bộ bánh răng.

Khi đó, máy khoan vừa quay để vừa tạo ra được lực gõ búa vào trục máy.  Tiếp đó, trục khoan sẽ đưa mũi khoan vào trong vật liệu cần khoan.

Xem thêm: Nên mua máy khoan bê tông hãng nào: Dewalt, Bosch hay Makita?

Cách sử dụng máy khoan bê tông

Ngoài việc tìm hiểu cấu tạo máy khoan bê tông, bạn cũng cần lưu ý tìm hiểu cách sử dụng máy khoan bê tông đảm bảo khoan tốt và an toàn. Thiết bị chuyên dụng hướng dẫn cách sử dụng máy khoan bê tông hiệu quả, đúng cách.

Khởi động máy

Trước khi bật máy, bạn cần cấp nguồn điện cho máy như cắm dây nguồn vào ổ điện hoặc nắp pin vào máy khoan.

  • Bật máy: bạn dùng tay bấm và giữ vào cò máy ( công tắc máy khoan).
  • Mở máy: bạn chỉ cần thả tay khỏi cò máy để máy dừng hoạt động.

Xem video: 

Lựa chọn chế độ khoan

Bạn xác định loại vật liệu khoan là bê tông, tường, kim loại, gỗ,… Sau đó, bạn chọn nút chế độ khoan phù hợp như  chế độ khoan thường để khoan kim loại, gỗ; chế độ khoan búa để khoan tường, khoan bê tông; chế độ đục để đục tường, bê tông.

Lựa chọn chức năng khoan phù hợp với từng vật liệu

Lựa chọn chức năng khoan phù hợp với từng vật liệu

Bạn lưu ý, nên chọn chế độ làm việc của máy trước sau đó mới để cho máy khởi động. Sau đó, bạn chọn nút khoan vào để khoan bê tông, tường, hay nút đảo chiều để khoan ra khi mũi khoan có thể bị kẹt trong vật liệu.

Tháo lắp mũi khoan

Sau đó, bạn lắp mũi khoan bê tông vào đầu kẹp để chuẩn bị thao tác khoan với máy. Bạn chỉ cần kép vòng khóa trên đầu kẹp, lắp mũi khoan vào và tháo tay ra là được.

Cách tháo lắp mũi khoan nhanh đơn giản

Cách tháo lắp mũi khoan nhanh đơn giản

Các bước thao tác khoan

Bước 1: Đánh dấu vị trí cần khoan, đặt mũi khoan gá vào vị trí với góc khoảng 45 độ.

Bước 2: Dùng tay bấm nhẹ cò máy để cho máy khoan hoạt động động từ từ.

Bước 3: Khi mũi khoan đã vào được khoảng 3mm, bạn cho nhấn cò điều tốc mạnh hơn để máy làm việc với tốc độ cao, khoan sau vào vật liệu.

Lưu ý: Với vật liệu quá cứng hay cần khoan sau thì khoảng cứ 3cm, bạn rút mũi khoan ra ngoài để thoát phoi, mũi khoan không bị quá nóng để tránh bị gãy mũi khoan.

Bước 4: Sau khi hoan xong, bạn chỉ cần rút mũi khoan, tắt máy và vệ sinh máy nếu không cần khoan tiếp.

Lưu ý khi dùng máy khoan bê tông

Cách sử dụng máy khoan bê tông rất đơn giản, dễ thực hiện để bạn có thể sử dụng máy nhanh, mang lại hiệu quả cao.

Người dùng cần trang bị đồ bảo hộ khi dùng máy

Người dùng cần trang bị đồ bảo hộ khi dùng máy

Tuy nhiên,  bạn cũng cần nắm được một số những lưu ý khi sử dụng máy khoan bê tông:

  • Luôn trang bị đồ bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Lựa chọn vị trí và tư thế đứng thao tác thuận tiện.
  • Cầm chắc máy khoan để hạn chế độ rung, tránh mũi khoan bị lệch.
  • Đối với dòng máy dùng điện cần chú ý kiểm tra nguồn điện đã tương thích với máy.
  • Khu vực khoan cần đảm bảo được dọn sạch sẽ, không gần các vật liệu dễ cháy nổ.

Những thông tin trên đây là những thông tin về cấu tạo máy khoan bê tông cũng như hướng dẫn sử dụng máy khoan bê tông chi tiết. Từ đó, bạn có thể sử dụng máy đạt hiệu quả cũng như đảm bảo độ an toàn cao.