EC là gì? TDS là gì? Ý nghĩa và mối liên hệ của EC và TDS
09/07/2024 196
Bạn đã biết khái niệm chỉ số EC là gì? TDS là gì? 2 Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong lĩnh vực thủy canh? Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về EC và TDS giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm, ý nghĩa và mối liên hệ của thông số này.
Chỉ số EC là gì?
EC là mức độ truyền tải dòng điện của 1 chất. Các hạt điện tích nhỏ còn được gọi là ion, có chức năng mang điện tích đi qua 1 chất. Các ion này có điện tích âm hoặc dương. Khi càng nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao và ngược lại. Đơn vị của EC là millisiemens trên centimet (mS/cm).
Vậy đo EC là gì? Đo EC được hiểu đơn giản là người dùng sử dụng thiết bị đo EC chuyên dụng để đo mức độ dẫn điện trong dung dịch thủy canh. Từ đó kiểm soát khả năng hấp thu khoáng chất của cây trồng.
Chỉ số TDS là gì?
Chỉ số TDS có tên đầy đủ là Total Dissolved Solids. Đây là chỉ số đo tất cả hàm lượng chất rắn hòa tan, tổng các hạt ion mang điện tích bao gồm muối, khoáng chất hoặc kim loại tồn tại trong một khối nước nhất định. Đơn vị của TDS là ml/L hoặc ppm (Parts Per Million).
Mối liên hệ giữa chỉ số TDS và chỉ số EC
Mối liên hệ giữa chỉ số TDS & EC được thể hiện qua công thức:
TDS = ke x EC
Trong đó: Ke nằm trong khoảng từ 0.55 – 0.8 và tùy loại muối khác nhau sẽ cho con số chính xác.
Ngoài ra, mối tương quan giữa 2 chỉ số này còn thể hiện ở tổng lượng chất rắn hòa tan sẽ tỉ lệ thuận với độ dẫn điện của nó. Lượng chất rắn càng cao thì độ dẫn điện sẽ càng lớn. Khi các muối hòa tan trong nước thì chúng sẽ trở thành các “ion” mang điện tích âm, dương từ đó chúng có khả năng dẫn điện.
Ý nghĩa của TDS và EC trong thủy canh
Trong quá trình phát triển, cây cần hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất mà chúng cần. Do đó để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ, bà con cần đảm bảo chỉ số EC luôn duy trì ở mức độ ổn định. Theo các chuyên gia thủy canh cho biết, mức độ EC tốt nhất sẽ dao động trong khoảng: 1,5–2,5 ms/cm.
- Nếu EC cao hơn mức quy định thì sẽ làm quá trình hấp thụ nước của cây diễn ra nhanh hơn hấp thụ khoáng chất. Điều này rất dễ xảy ra hiện tượng ngộ độc ở cây.
- Nếu chỉ số EC thấp thì sẽ khiến khả năng hấp thụ khoáng chất của cây nhanh hơn hấp thu nước. Lúc này nguy cơ xảy ra hiện tượng cây kém phát triển, còi cọc rất cao.
Có thể nói, việc kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ chỉ số EC trong dung dịch thủy canh là rất cần thiết. Việc này nên được thực hiện thường xuyên để phân tích, đánh giá và điều chỉnh mức độ EC sao cho phù hợp. Giúp quá trình phát triển của cây diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh EC thì chỉ số TDS cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây. Nếu TDS cao vượt mức quy định sẽ tăng nguy cơ gây ra hiện tượng ngộ độc ở cây. Ngược lại, nếu chỉ số TDS thấp thì khoáng chất trong dung dịch thủy canh sẽ đủ để cung cấp cho cây phát triển.
Tóm lại, 2 chỉ số TDS và EC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực thủy canh. Do đó, bà con cần sử dụng máy đo TDS chuyên dụng để đo và kiểm soát 2 chỉ số này một cách chính xác, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của cây.
Xem thêm:
- TDS nước uống là gì? Chỉ số TDS nước bao nhiêu thì uống được?
- Cách đo và xác định độ cứng của nước nhanh chóng, đúng cách
Các loại bút đo TDS và EC phổ biến
Trên thị trường hiện nay có đa dạng dòng máy đo chỉ số TDS và EC. Dưới đây là một số dòng máy đo chất lượng được ưa chuộng nhất hiện nay:
Máy đo chỉ số EC/TDS/Nhiệt độ thang cao Hanna HI99301
Giá tham khảo: 5.839.000 VNĐ (Mức giá sẽ biến động theo từng thời điểm mua).
Hanna HI99301 là một dòng máy đo EC chuyên nghiệp và được rất nhiều bà con lựa chọn tin dùng. Máy có thang đo EC cao lên đến 20.00 mS/cm, người dùng có thể ứng dụng linh hoạt.
Ngoài khả năng đo mức độ truyền tải điện, người dùng còn có thể sử dụng máy để đo TDS với dải đo là 10.00 ppt (g/L). Không chỉ vậy, chiếc máy này còn có tích hợp chức năng đo nhiệt độ. Cùng nhiều tính năng thông minh khác như: tính năng tự động hiệu chuẩn, hiển thị rõ nét các thông số đo, tin nhắn, biểu tượng dễ hiểu…
Thông số kỹ thuật HI99301:
Thang đo EC | 0.00 đến 20.00 mS/cm |
Độ phân giải | 0.01 mS/cm |
Độ chính xác | ±2% F.S |
Thang đo TDS | 0.00 đến 10.00 ppt (g/L) |
Độ phân giải | 0.01 ppt (g/L) |
Độ chính xác | ±2% F.S |
Thang đo nhiệt độ | 0.0 – 60.0°C / 32.0 – 140.0°F |
Độ phân giải | 0.1°C / 0.1°F |
Độ chính xác | ±0.5°C /±1°F |
Bù nhiệt độ EC/TDS | Tự động, 0 to 60°C (32 to 140°F) với β điều chỉnh từ 0.0 to 2.4%/°C với bước 0.1% |
Hiệu chuẩn EC/TDS | Tự động, 1 điểm tại: 12.88 mS/cm, 6.44 ppt (CONV 0.5) |
Hệ số chuyển đổi TDS | Điều chỉnh từ 0.45 đến 1.00 với bước 0.01 (mặc định 0.50) |
Kích thước | 152 x 58 x 30 mm (6.0 x 2.3 x 1.2”) |
Bút đo EC/TDS/Nhiệt Độ Hanna HI98318
Giá tham khảo: 1.902.000 VNĐ (Mức giá sẽ biến động theo từng thời điểm mua).
Hanna HI98318 là một thiết bị đo đa năng, có khả năng đo EC, TDS và nhiệt độ của nước. Bút đo đa chỉ tiêu này có thiết kế nhỏ gọn, dễ dùng, rất phù hợp cho các nhà nghiên cứu và người dùng cá nhân. Với vài thao tác đo đơn giản, máy sẽ tự động hiệu chỉnh và báo đèn LED khi đo thành công. Giúp người dùng dễ dàng kiểm tra chất lượng nguồn nước mọi thời điểm.
Thông số kỹ thuật HI98318:
Thang đo EC | 0.00 đến 6.00 mS/cm |
Độ phân giải | 0.01 mS/cm |
Độ chính xác | 2% F.S |
Thang đo TDS | 0 – 3000 ppm (500 CF); 0 – 3999 ppm (700 CF) |
Độ phân giải | 10 ppm (mg/L) |
Độ chính xác | ±2% F.S |
Thang đo nhiệt độ | 0.0 to 50.0°C / 32.0 to 122.0°F |
Độ phân giải | 0.1°C / 0.1°F |
Độ chính xác | ±0.5°C /±1°F |
Bù nhiệt độ | Tự động từ 0 đến 50°C (32 đến 122°F |
Hệ số chuyển đổi TDS | 0.5 (500 ppm) hoặc 0.7 (700 ppm) |
Kích thước | 160 x 40 x 17 mm (6.3 x 1.6 x 0.7“) |
Hy vọng rằng nội dung của bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm EC là gì? TDS là gì? Ý nghĩa và mối liên hệ giữa 2 chỉ số này. Nếu bạn đang tìm hiểu dòng máy đo EC và TDS, muốn được tư vấn dòng máy phù hợp nhất. Hãy liên hệ ngay THB Việt Nam qua hotline: Hà Nội: 0904.810.817 – Hồ Chí Minh: 0979.244.335 để được hỗ trợ chu đáo nhất.