Khí thải công nghiệp là gì? Những tác hại của khí thải công nghiệp 

24/05/2023 321

Trong các hoạt động sản xuất công nghiệp đều không tránh khỏi thải ra các loại khí khác nhau. Vậy khí thải công nghiệp là gì? Thành phần cũng như tác hại của khí thải công nghiệp đối với môi trường và cuộc sống như thế nào? Bạn hãy cùng Thietbichuyendung.com.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Khí thải công nghiệp là gì?

Khi tìm hiểu khí thải công nghiệp là gì? Bạn có thể tham khảo câu trả lời ngay dưới đây: Khí thải công nghiệp được hiểu là các chất khí được sản sinh ra trong những hoạt động sản xuất của những nhà máy, công trình xây dựng và hoạt động giao thông.

Khí thải công nghiệp có nguồn gốc từ sản xuất và sinh hoạt của con người

Khí thải công nghiệp có nguồn gốc từ sản xuất và sinh hoạt của con người

Khí thải công nghiệp mang đến nhiều tác hại đối với con người và môi trường tự nhiên. Tiếp theo, bạn có thể tìm hiểu các  thành phần khí thải công nghiệp như sau:

  • Khí cacbon (CO2): Khí cacbon có trong thành phần chính chiếm tới 60-70% trên tổng lượng khí thải. Khí cacbon có nguồn gốc từ nhà máy điện, nhà máy thép, hóa chất, xử lý chất thải cùng các phương tiện giao thông.
  • Khí nitơ (N2): Khí nitơ cũng được phát sinh trong các hoạt động sản xuất phân bón, xử lý nước thải, sản xuất xi măng.
  • Khí lưu huỳnh (SO2): Khí lưu huỳnh được phát thải trong quá trình sản xuất các loại nhiên liệu hóa thạch, than đá và dầu mỏ…
  • Khí oxy (O2): Khí oxy được phát sinh trong việc sản xuất xi măng, gang, thép, sản xuất hóa chất…
  • Những chất độc hại khác: những chất độc hại khác như bạc, thủy ngân, phóng xạ cũng phát sinh trong sản xuất công nghiệp.

Xem thêm: Khí thải ô tô có độc không? Ảnh hưởng thế nào tới môi trường sống

Các loại khí thải công nghiệp

Ngoài tìm hiểu khí thải công nghiệp có những thành phần nào, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các loại khí thải công nghiệp. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ thêm về tác hại của khí thải công nghiệp.

  • Khí thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch: đây là những khí thải kết hợp từ nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu mỏ, khí đốt đều là những nguồn phát thải chính của khí thải công nghiệp.
  • Khí thải từ sản xuất: đây là những nguồn phát thải từ các nhà máy sản xuất thép, gỗ, hóa chất, giấy, xi măng, thực phẩm đồ uống…
  • Khí thải từ quy trình xử lý nước thải: đây là nguồn phát thải tại công đoạn xử lý nước thải của các công ty với những loại khí như metan, nito, lưu huỳnh…
Biểu số tỷ trọng khí thải phát ra của từng lĩnh vực

Biểu số tỷ trọng khí thải phát ra của từng lĩnh vực

Tác hại của khí thải công nghiệp

Khí thải công nghiệp với nhiều loại khí độc hại chắc chắn sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của con người. Dưới đây sẽ là một số tác hại của khí thải công nghiệp dành cho bạn.

  • Gây ô nhiễm không khí với những chất như khí CO2, N2, SO2… gây độc hại với sức khỏe của con người.
  • Khí thải công nghiệp với nhiều chất độc hại như kim loại nặng, chất hữu cơ gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm cùng các loại sinh vật sống.
  • khí thải công nghiệp cũng có thể gây biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ toàn cầu, hình thành thiên tai cực đoan.
  • Gây ô nhiễm nước do các chất độc hại bị thải ra môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của sinh vật trong nước.
  • Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học như làm suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh vật học.
Khí thải công nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường

Khí thải công nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường

Những tác hại của khí thải công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của môi trường. Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm không khí đang ở mức rất cao. Chính vì vậy, những hoạt động như đo khí thải công nghiệp là điều cần thiết để có những điều chỉnh hợp lý nhằm bảo vệ môi trường, con người.

Xem thêm: Top 3 máy đo khí thải ô tô tốt được dùng nhiều hiện nay

Cách đo khí thải công nghiệp

Khi bạn cần tìm cách đo khí thải công nghiệp chắc chắn sẽ cần đến máy phân tích khí thải trong công việc kiểm tra chất lượng. Đây là loại máy có khả năng phân tích các loại khí cũng như hàm lượng phát thải ra môi trường.

Sử dụng máy đo để phân tích hàm lượng khí thải

Sử dụng máy đo để phân tích hàm lượng khí thải

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm đến từ các hãng lớn Testo, Kimo, Total Meter như Testo 340, Testo 350, Senko SGT-P… Mỗi sản phẩm đều có khả năng đo chính xác, chất lượng với độ bền cao.

Tiếp theo, bạn có thể thực hiện các bước đo với máy như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra thiết bị đo, trang bị các đồ bảo hộ như mặt nạ phòng độc, đồ bảo hộ.
  • Bước 2: Tắt các hệ thống thông gió trong 15 phút trước khi bắt đầu đo.
  • Bước 3: Đặt máy đo tại vị trí trong phòng và bấm khởi động để tiến hành phân tích khí.
  • Bước 4: Bạn đọc các kết quả được hiển thị trên màn hình.

Tìm hiểu về khí thải công nghiệp chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu thêm về thành phần cùng tác hại của chúng đối với môi trường. Từ đó, bạn có thể tiến hành xử lý khí thải trong quá trình sản xuất, di chuyển hiệu quả để bảo vệ môi trường và cuộc sống của con người.