Máy cắt là gì? Cấu tạo máy cắt cầm tay và phân biệt các loại máy cắt

30/03/2023 870

Máy cắt là một loại dụng cụ phổ biến trong công nghiệp. Vậy máy cắt là gì? Cấu tạo máy cắt cầm tay như thế nào? Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!

Máy cắt là gì?

Máy cắt là gì? Máy cắt là dụng cụ có lưỡi cắt sắc bén, chuyên dùng để cắt chia đoạn, cắt mép hoặc cắt tách đứt đầu đuôi của phần phôi, vật cán hay thành phẩm ban đầu. Máy có thể cắt các vật liệu như gỗ, kim loại, gạch, bê tông,… theo kích thước, hình dáng mà người dùng mong muốn. 

Máy cắt cầm tay

Máy cắt cầm tay

Máy cắt thường được làm từ vật liệu cao cấp chắc chắn. Cách sử dụng đơn giản với hệ thống nút điều khiển và phụ kiện đi kèm. Loại dụng cụ này được dùng phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như: sản xuất chế biến gỗ, gia công cơ khí, xây dựng, công nghiệp,…

Cấu tạo của máy cắt 

Trên thị trường, có hai loại máy cắt phổ biến là máy cắt cầm tay và máy cắt bàn. Hai dòng sản phẩm này có cấu tạo khác nhau. Ứng dụng của chúng cũng có điểm khác biệt. 

Cấu tạo máy cắt cầm tay

  1. Công tắc tắt/mở
  2. Nút tháo pin
  3. Pin
  4. Khe thông gió
  5. Núm vặn khía dùng chọn trước tần suất xoay tròn
  6. Đèn báo trạng thái pin
  7. Phần lắp dụng cụ (tay gạt siết của chốt chặn độ sâu, chốt chặn độ sâu, lưỡi cắt,…).
Cấu tạo máy cắt cầm tay

Cấu tạo máy cắt cầm tay

Máy cắt cầm tay có vẻ ngoài nhỏ gọn, tiện dụng. Bạn có thể dùng máy để cắt các vật liệu nhỏ, dùng cho các công việc đơn giản. 

Cấu tạo của máy cắt bàn

  1. Nút nhả khóa của công tắc tắt/mở
  2. Công tắc tắt/mở
  3. Tay nắm
  4. Chân đàn hồi bảo vệ lưỡi
  5. Khóa trục
  6. Đĩa cắt
  7. Cữ chặn góc
  8. Trục kẹp vặn
  9. Chốt nhả nhanh
  10. Tai hồng trục kẹp vặn
  11. Lỗ lắp bắt
  12. Chìa vặn lục giác
  13. Chân đế khuôn bao
  14. Vấu kẹp
  15. Giá đỡ chi tiết gia công cho phôi gia công
  16. Vít khóa cỡ chỉnh đặt góc
  17. Khóa an toàn dùng khi di chuyển
  18. Tay máy
  19. Tay nắm dùng khi di chuyển
  20. Chắn bảo vệ lưỡi
  21. Chắn che tia lửa
Cấu tạo của máy cắt bàn

Cấu tạo của máy cắt bàn

Máy cắt bàn có trọng lượng lớn, công suất cao, thường dùng cho các công việc chuyên nghiệp. Ví dụ như cắt nhôm, sắt, kim loại, thanh gỗ to,…. 

Phân biệt các loại máy cắt phổ biến hiện nay

Như vậy, bạn đã biết máy cắt là gì và cấu tạo của máy cắt cầm tay. Máy cắt cầm tay và máy cắt bàn là hai loại máy cắt cơ bản. Trên thực tế, có rất nhiều loại máy cắt khác nhau. Để hiểu sâu hơn về dòng sản phẩm này, chúng ta sẽ đi phân biệt các loại máy cắt phổ biến hiện nay. 

Phân biệt máy cắt dựa vào thiết kế

  • Máy cắt cầm tay: Loại máy cắt có thiết kế nhỏ gọn, dễ cầm trên tay để sử dụng. Bạn có thể mang theo người đến các địa điểm khác nhau một cách dễ dàng. 
  • Máy cắt bàn: Loại máy có trọng lượng lớn, có bàn cắt cố định để tăng cường tính chắc chắn, an toàn khi sử dụng. 
Máy cắt bàn

Máy cắt bàn

Phân biệt máy cắt dựa vào loại phương pháp cắt

Phương pháp cắt cũng là một yếu tố để phân biệt các loại máy cắt với nhau. Trên thị trường có ba kiểu máy cắt chính: máy cắt dùng cơ năng, máy cắt dùng tia nước và máy cắt dùng nhiệt năng. 

  • Máy cắt sử dụng cơ năng: Dòng máy dùng năng lượng từ động cơ làm quay lưỡi cắt để cắt.
  • Máy cắt sử dụng tia nước: Dòng sản phẩm dùng năng lượng từ tia nước để cắt.
  • Máy cắt sử dụng nhiệt năng: Máy cắt sử dụng nhiệt năng từ tia laze (máy cắt laser), khí cháy trong oxy (máy cắt oxy – gas), Plasma (máy cắt Plasma),… để cắt vật liệu. 

Xem thêm: Các loại máy cắt cầm tay Makita phổ biến hiện nay

Phân biệt máy cắt dựa vào năng lượng sử dụng

  • Máy cắt dùng điện: Loại máy vận hành bằng nguồn điện lưới trực tiếp. Dòng sản phẩm này có công suất và cường độ cao, hoạt động ổn định, giá rẻ hơn dòng máy dùng pin. 
  • Máy cắt dùng pin: Loại máy cắt sử dụng pin để cung cấp năng lượng. Loại thiết bị này có tính linh hoạt cao, thiết kế gọn nhẹ dễ sử dụng. Tuy nhiên, giá của máy cắt chạy pin thường cao hơn loại máy cắt dùng điện.
Dùng đồ bảo hộ khi làm việc với máy cắt cầm tay

Máy cắt dùng pin

Phân biệt máy cắt dựa vào kết cấu của lưỡi cắt

Trong phần khái niệm máy cắt là gì, ta đã biết lưỡi cắt là bộ phận quan trọng của máy. Vậy nên, người ta còn dựa vào kết cấu của lưỡi cắt để phân loại máy cắt. 

  • Máy cắt lưỡi cắt song song: Đây là loại máy cắt có lưỡi cắt được đặt song song với nhau. Thiết bị này có thể cắt nóng hoặc cắt nguội. Dòng máy cắt lưỡi cắt song song chuyên dùng để cắt phôi, cắt sản phẩm có tiết diện dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… sau khi vật liệu được cán trên hệ thống máy cán.
  • Máy cắt lưỡi cắt nghiêng: Loại máy cắt có hai lưỡi cắt. Trong đó, một lưỡi được để song song với mặt phẳng ngang. Lưỡi cắt còn lại để nằm nghiêng 2 đến 6 độ để giảm lực cắt. Loại máy này dùng để cắt thép dài, thép tấm, thép dây, thép hình.
  • Máy cắt đĩa: Máy cắt đĩa là dòng máy cắt phổ biến hiện nay. Chúng dùng loại đĩa cắt dạng quay tròn, sắc bén. Máy cắt đĩa chuyên dùng để cắt mép, cắt viền.
Máy cắt đĩa

Máy cắt đĩa

Phân biệt máy cắt dựa vào ứng dụng

  • Máy cắt kim loại (máy cắt sắt, máy cắt nhôm…): Loại máy chuyên dùng để cắt kim loại như sắt, nhôm, thép, tôn… Ví dụ như máy cắt sắt Makita, máy cắt nhôm Makita
  • Máy cắt gạch đá: Loại dụng cụ dùng để cắt gạch men, đá hoa cương… Ví dụ như máy cắt gạch Makita
  • Máy cắt rãnh tường: Loại thiết bị dùng để cắt các đường trên tường phục vụ đi đường ống nước, đường dây điện…
  • Máy cưa cắt gỗ: Như tên gọi, máy cắt gỗ chuyên dùng để xử lý gỗ và các vật liệu làm từ gỗ,… 
  • Máy cắt góc: Loại máy này dùng để cắt và tạo góc mong muốn trên nhiều vật liệu như gỗ, nhôm…
  • Máy cắt đa chức năng: Loại máy cắt đa năng có thể thực hiện được nhiều thao tác như cắt, cưa, mài, bào, phay,… khi được kết hợp với loại đá và phụ kiện thích hợp.

Bài viết đã gửi đến bạn thông tin máy cắt là gì, cấu tạo máy cắt cầm tay. Đồng thời giúp bạn phân biệt các loại máy cắt phổ biến hiện nay. Hãy liên hệ với THB Việt Nam khi bạn có nhu cầu đặt mua máy cắt Makita nhé!

  • Hotline: Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335
  • Website: Maydochuyendung.com, maykhoanmakita.net
  • Địa chỉ: HÀ NỘI – 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội. TP.HCM – 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.