Máy mài là gì? Cấu tạo máy mài cầm tay và nguyên lý hoạt động
27/05/2022 1480
Máy mài là thiết bị cầm tay rất phổ biến hiện nay được dùng nhiều trong cơ khí chế tạo, xây dựng. Và sau một thời gian dài sử dụng không thể tránh được các sự cố như hỏng hóc hay phải bảo trì máy. Để sửa chữa máy dễ dàng, người thợ phải hiểu được cấu tạo máy mài và nguyên lý hoạt động. Vậy thì hãy tham khảo bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về máy mài là gì!
Máy mài là gì?
Máy mài được sử dụng để mài mòn bề mặt vật liệu và vật liệu ở đây thường là kim loại, ngoài ra còn dùng để mài gạch, đá, bê tông, gỗ,…
Máy mài có nhiều dòng khác nhau, đó là máy mài góc; máy mài khuôn và máy mài hai đá. Chúng đều có công dụng là mài vật liệu nhưng sẽ sử dụng trong từng trường hợp khác nhau, ví dụ:
- Máy mài góc có đường kính mài từ 100 – 230mm, dùng để mài hoặc đánh bóng bề mặt vật liệu có tiết diện rộng.
- Máy mài khuôn với những khuôn mài nhỏ, nhiều hình dạng khác nhau, phù hợp để đánh mài những chi tiết nhỏ mà máy mài góc không thể tiếp cận được.
- Máy mài 2 đá dùng để mài dao, mũi khoan, kéo,…
Cấu tạo máy mài cầm tay
Máy mài cho dù là loại nào hay thương hiệu nào cũng đều có cấu tạo gần như giống nhau, chỉ khác về thiết kế và kiểu dáng bên ngoài, vì vậy thietbichuyendung.com.vn sẽ sử dụng máy mài góc Bosch để mô tả sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn:
Cấu tạo bên ngoài:
Cấu tạo bên ngoài của máy mài rất đơn giản, gồm:
- Vỏ máy bằng nhựa cách điện an toàn, trên thân máy sẽ có các khe tản nhiệt, tránh làm nóng máy để giúp máy hoạt động tốt hơn.
- Đầu máy gồm các chi tiết đai ốc để lắp ráp vành chắn và đĩa mài.
- Công tắc bật/tắt.
Cấu tạo bên trong:
- Trong máy mài không thể thiếu đó là mô tơ: thường dùng nhất là chổi than (3). Một số ít dòng máy mài cao cấp sẽ dùng đến mô từ từ.
- Nguồn dây điện (1).
- Vỏ máy (2).
- Bộ phận tĩnh (stato) và bộ phận quay (roto) (5; 4).
- Điều khiển công tắc (6)
- Bánh răng xoắn (7)
- Bánh răng lực, vòng bi (8)
- Nắp bảo vệ (9)
- Đá mài (10)
Nguyên lý hoạt động máy mài
Vì cấu tạo máy mài bên trong là giống nhau nên nguyên lý hoạt động của máy mài góc, máy mài khuôn hay máy mài 2 đá cũng tương tự như vậy:
Khi cắm điện 220V và bật công tắc, nguồn năng lượng sẽ được cấp vào chổi than là linh kiện đầu tiên tiếp nhận, nó chính là nơi kết nối điện trực tiếp giữa các bộ phận và truyền đi cho stato và roto. Khi đó bộ phận chuyền động trong động cơ điện sẽ sinh ra từ trường quay, làm cho bánh răng xoắn được lắp vào đầu trục roto cũng quay. Và bánh răng xoắn quay lại tác dụng lực vào bánh răng lực làm cho trục máy quay rồi đẩy đá cắt cũng quay theo.
Sửa máy mài ở đâu?
Máy mài có cấu tạo đơn giản, nếu bạn mua đúng hàng tốt thì hỏng hóc rất khó, chỉ phải thay than định kì sau một thời gian dài sử dụng. Tùy một số dòng máy mà buộc phải tháo cả vỏ ra để thay hoặc không cần.
Xem thêm: Cách thay chổi than máy mài
Còn nếu hỏng do bất kì một linh kiện nào đó thì nếu không phải là thợ chuyên nghiệp tốt nhất không nên tự sửa chữa tại nhà, vì có thể bạn sẽ vô tình làm hỏng các bộ phận khác mà không biết.
Nếu trước đó ai đã mua đúng máy mài chính hãng tại những cửa hàng chuyên bán dụng cụ điện uy tín thì chúc mừng bạn đã có một sự lựa chọn rất sáng suốt vì nếu sau này máy có hỏng hóc thì bạn sẽ được hãng hỗ trợ bảo hành không mất phí; còn nếu hết thời hạn hãng vẫn sẽ nhận sửa chữa nhưng có tính phí cho mọi người nhé! Các hãng mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là máy mài Bosch, máy mài Makita.
Bạn có thể tham khảo mua hàng tại maydochuyendung.com – maykhoanbosch.net để đảm bảo được dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, không chỉ vậy mà mức giá bán cũng luôn đảm bảo tốt nhất trên thị trường. Để gửi hàng sửa chữa, liên hệ với qua hotline 0904810817 để được hỗ trợ! (Chỉ nhận hỗ trợ và bảo hành cho máy mài của hãng).
Xem thêm: Trung tâm bảo hành máy khoan Bosch tại Hà Nội, Hồ Chí Minh uy tín
Còn nếu bạn muốn tìm cửa hàng gần nhà thì có thể search google và gõ cụm từ tìm kiếm “Sửa máy mài + địa chỉ gần nơi bạn ở” là sẽ ra kết quả.
Hi vọng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều hữu ích cho người đọc!