Nguy hiểm khi máy mài khi kẹt hoặc dội ngược đĩa? Hướng dẫn cách khắc phục

30/05/2020 1897

Khi vận hành máy mài chắc hẳn ai cũng muốn máy hoạt động tốt nhất, không xảy ra trục trặc, lỗi gì. Tuy nhiên, do chất lượng máy mài, quá trình sử dụng, vận hành mà chúng ta khó tránh khỏi các lỗi máy mài. Một trong những lối máy mài thường gặp nhất là lỗi kẹt đĩa mài hoặc lỗi dội ngược đĩa.

Vậy, lỗi máy mài này nguyên nhân do đâu, sửa lỗi máy mài này như thế nào? cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân máy mài bị kẹt hoặc dội ngược đĩa

Lỗi dội ngược  (lỗi kẹt đĩa mài) khá phổ biến, nó có liên quan đến nhau. Đây là lỗi chung, rất hay gặp phải với phụ kiện mài, cắt khi chúng ta vận hành máy mài cầm tay.

Lực dội ngược ở máy mài cầm tay là phản ứng của máy khi đang vận hành nhưng có một lý do nào đó khiến cho đĩa mài/cắt, miếng đệm, chổi chà,…bị kẹt lại. Nó khiến cho khả năng vận hành của máy bị ảnh hưởng, mất khả năng điều khiển quay ngược chiều quay của phụ tùng, thậm chí là khiến máy ngừng luôn hoạt động.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả cao trong công việc, bạn nên chọn các sản phẩm máy mài góc đến từ các thương hiệu uy tín như máy mài cầm tay Makita, Bosch,…. Một số sản phẩm máy mài góc Makita mà bạn có thể tham khảo như máy mài góc Makita 9553B, Makita 9553NB, Makita 9556HN… Đây đều là những model bán chạy và được ưa chuộng hiện nay.

Những nguyên nhân khiến máy mài bị lỗi kẹt đĩa mài gồm:

Lỗi kẹt đĩa mài do ngắt điện đột ngột

Nguyên nhân lỗi kẹt đĩa mài có thể do các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình vận hành của máy. Tức là chúng ta đang vận hành máy mài phục vụ các công việc cắt mài khác nhau thì bị ngắt điện đột ngột.

Máy mài cầm tay

Ngắt điện đột ngột là nguyên nhân gây ra lỗi kẹt đĩa mài

Thông thường, khi không có nhu cầu sử dụng chúng ta sẽ nhả cò máy mài từ từ để máy dừng lại hoạt động. Tuy nhiên, việc đang sử dụng máy với cường độ cao, bỗng nhiên mất điện thì máy sẽ bị dừng đột ngột.

Nó khiến cho động cơ cũng bị dừng đột ngột từ đó khiến cho đĩa mài bị kẹt lại lực dội ngược có thể xảy ra. Trường hợp này có thể khiến đĩa mài bị vỡ, thậm chí gây ra các tai nạn, hoặc hỏng máy mài.

Lỗi kẹt đĩa mài do khi vận hành đè lực quá mạnh

Thao tác sử dụng máy mài cầm tay đó là cần đè một lực nhất định lên bề mặt cần cắt, mài, chà….Tuy nhiên, nếu như bạn đè lực quá mạnh khi làm việc, nó có thể khiến cho áp lực lên đĩa mài nặng hơn rất nhiều.

Nguy hiểm khi máy mài khi kẹt hoặc dội ngược đĩa? Hướng dẫn cách khắc phục

Dùng lực mạnh có thể gây ra lỗi dội ngược khi dùng máy mài cầm tay

Từ đó có thể khiến đĩa mài bị xoắn vặn hoặc bị kèn chặt trong đường cắt/mài dễ gây ra lỗi dội ngược đĩa mài thậm chí là nứt, vỡ đĩa mài.

Lỗi dội ngược đĩa do vật liệu không thích hợp

Chúng ta biết rằng, đối với các dòng máy mài cầm tay, với mỗi model có các thông số kỹ thuật khác nhau. Và nhà sản xuất cũng có các khuyến cáo dùng khác nhau. Với một số loại đĩa mày không dùng cho máy cắt mà chúng ta vẫn cố tình dùng. Hoặc chúng ta dùng đĩa mài với loại vật liệu không tương thích. Nó có thể xảy ra lỗi dội ngược, gây ảnh hưởng đến độ bền của máy mài, hiệu quả công việc. Thậm chí là xảy ra tai nạn lao động.

Khắc phục lỗi máy mài bị kẹt hoặc dội ngược đĩa

Khi biết được chính xác các nguyên nhân gây ra lỗi kẹt đĩa mài. Từ đó chúng ta có các cách khắc phục lỗi máy mài. Giúp cho quá trình vận hành hiệu quả, đảm bảo hiệu quả công việc, độ bền cho máy mài cũng như an toàn trong lao động.

Khắc phục lỗi kẹt đĩa mài do ngắt điện đột ngột

Trên thực tế, mặc dù tìm ra được nguyên nhân lỗi máy mài này. Nhưng sửa lỗi máy mài do nguồn điện hơi khó xử lý. Vì bản thân chúng ta không thể biết được chính xác nguồn điện bị tắt lúc nào. Có thể là do mất điện đột ngột, có thể là do chạm vào ổ cắm điện, nguồn điền…

Do đó, cách sửa lỗi máy mài với lỗi này chúng ta chỉ có thể giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như:

  • Chọn nơi làm việc có nguồn điện ổn định
  • Kiểm tra nguồn điện, dây cắm, ổ cắm điện trước khi vận hành
  • Nắm bắt được lịch cắt điện ở vị trí làm việc

Những cách sửa lỗi máy mài này có thể giúp giảm các nguy cơ bị ngắt điện đột ngột, khiến máy bị lỗi dội ngược, gây ảnh hưởng đến độ bền của máy cũng như an toàn cho người thợ khi vận hành.

Xem thêm: Cách lắp lưỡi cưa vào máy mài cầm tay đúng kỹ thuật

Khắc phục lỗi máy mài sử dụng đĩa không phù hợp với vật liệu mài/cắt

Đây là lỗi khá phổ biến gây ra tình trạng lỗi kẹt đĩa mài. Nếu như bạn dùng đĩa mài có dộ cứng và khả năng mài tốt hơn bề mặt vật liệu thì sẽ sửa được lỗi mày mài này. Còn nếu bạn để máy mài dùng đĩa mài không tương thích với vật liệu (cứng hơn) thì khả năng xảy ra lõi dội ngược là khó tránh khỏi.

Để khắc phục lỗi dội ngược này, khi vận hành máy mài bạn cần chọn lưỡi mài/cắt phù hợp. Cần xem vật liệu mài là gì, để chọn đĩa mài phù hợp. Tìm hiểu các thông số kỹ thuật cắt của lưỡi mài có phù hợp với vật liệu mài không?

Điều này vừa giúp giảm thiểu nguy cơ lỗi dội ngược, mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ nứt, vỡ đĩa mài, đảm bảo an toàn cho thợ nghề. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn máy mài phù hợp với mục đích, không nên sử dụng sai cách.

Khắc phục lỗi máy mài bằng cách dùng lực phù hợp khi vận hành

Khi vận hành nếu như dùng lực quá mạnh, gây áp lực lớn lên bề mặt có thể khiến xảy ra lỗi kẹt đĩa mài. Để khắc phục lỗi máy mài này chúng ta cần chú ý khi vận hành chỉ tạo ra một áp lực vừa phải lên bề mặt. Ví dụ máy mài dùng để cắt bề mặt thì chỉ cần dùng ít lực, lực nhẹ và đều. Còn nếu bạn cắt các vật liệu như sắt, gạch, bê tông mới cần dùng lớn.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đưa đều tay, không nên di chuyển quá  nhanh hay đột ngột vì nó cũng có thể xảy ra lỗi kẹt đĩa mài hay nhiều lỗi khác.

Như vậy, trên đây chúng tôi đã cung cấp các thông tin về nguyên nhân máy mài bị lỗi kẹt đĩa mài và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng khách hàng có thể vận hành máy một cách tốt nhất, an toàn và hiệu quả nhất.

Để được tư vấn về các dòng máy mài như máy mài khuôn, máy mài góc Makita, máy mài 2 đá Makita bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:

  • Hotline: Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335
  • Website: Maykhoanmakita.net hoặc Maydochuyendung.com
  • Địa chỉ: HÀ NỘI – 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội. TP.HCM – 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.