Tìm hiểu cấu tạo, cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp
25/04/2023 615
Đối với các động cơ ô tô cũng được tích hợp thêm cảm biến lưu lượng khí nạp hỗ trợ cho việc vận hành được ổn định. Vậy cảm biến lưu lượng khí nạp là gì? Cấu tạo và cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp như thế nào?
Cảm biến lưu lượng khí nạp là gì?
Cảm biến lưu lượng khí nạp (air flow sensor) là một loại cảm biến được sử dụng để đo lượng khí vào động cơ của một phương tiện, đó là một phần quan trọng của hệ thống nạp và đốt nhiên liệu của xe hơi. Cảm biến lưu lượng khí nạp cho phép hệ thống điều khiển động cơ điều chỉnh lượng nhiên liệu được cung cấp cho động cơ để đảm bảo hiệu suất tối ưu.
Cảm biến lưu lượng khí nạp thường được đặt gần đầu hút của động cơ, nơi mà khí được hút vào động cơ. Cảm biến sử dụng một cảm biến nhiệt hoặc cảm biến áp suất để đo lượng khí qua đường ống vào động cơ và truyền tín hiệu đến bộ điều khiển động cơ. Thông qua tín hiệu này, hệ thống điều khiển động cơ có thể điều chỉnh lượng nhiên liệu được cung cấp để đảm bảo hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu tối đa.
Xem thêm: Vệ sinh giàn lạnh ô tô như thế nào?
Cấu tạo cảm biến lưu lượng khí nạp
Sau khi tìm hiểu về cảm biến lưu lượng khí nạp là gì, bạn cũng cần biến đến cấu tạo của linh kiện này. Từ đó, bạn sẽ hiểu hơn cũng như dẽ dàng trong việc kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp.
Thân cảm biến: Thân cảm biến thường được làm bằng vật liệu nhẹ, bền và chịu được nhiệt độ cao như nhôm hoặc nhựa. Thân cảm biến có chức năng bảo vệ các thành phần bên trong khỏi các tác động từ bên ngoài.
Cảm biến nhiệt: Cảm biến nhiệt là phần quan trọng nhất của cảm biến lưu lượng khí nạp. Cảm biến nhiệt sử dụng một sợi dây nhiệt được đặt trong đường ống dẫn khí, khi khí đi qua sợi dây nhiệt sẽ làm tăng nhiệt độ của nó và sự thay đổi nhiệt độ này được sử dụng để tính toán lưu lượng khí. Cảm biến áp suất sử dụng một bộ cảm biến áp suất để đo áp suất của khí khi nó đi qua đường ống dẫn.
Mạch điện tử: Mạch điện tử là phần quản lý và xử lý tín hiệu từ cảm biến để tính toán lưu lượng khí. Nó bao gồm các linh kiện điện tử như vi mạch, bộ khuếch đại tín hiệu và các linh kiện khác để xử lý tín hiệu từ cảm biến.
Đầu ra tín hiệu: Đầu ra tín hiệu từ mạch điện tử được chuyển đến hệ thống điều khiển động cơ để điều chỉnh lượng nhiên liệu được cung cấp vào động cơ.
Cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp
Trong quá trình sử dụng xe hơi không thể tránh sự cố cảm biến bị hỏng hóc sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp thông qua đồng hồ vạn năng.
Đồng hồ vạn năng là loại thiết bị đo điện có thể kiểm tra được thông mạch, điện trở của cảm biến. Bạn lưu ý nên chọn một số loại đồng hồ chất lượng để đảm bảo đo chính xác. Những đồng hồ đo điện được ưa chuộng dùng phổ biến như: Hioki 3030-10, Hioki 3244-60, Kyoritsu 1109S….
Kiểm tra thông mạch
Bước 1: Xác định chân tín hiệu và chân mass của cảm biến.
Bước 2: Chuyển đồng hồ VOM về thang đo điện trở thấp nhất.
Bước 3: Đặt một que dò trên chân tín hiệu và que dò còn lại lên chân mass trên giắc cắm.
Bước 4: Quan sát kết quả. Nếu đồng hồ chỉ mức 0Ω hoặc gần 0Ω thì cảm biến hoạt động bình thường. Nếu điện trở vô cùng thì có thể cảm biến MAF đã bị hỏng.
Kiểm tra điện áp
Bạn bật công tắc xe sang chế độ ON nhưng không nổ máy. Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp của cảm biến.
Nếu kết quả đo điện áp ~1.0 V tức là cảm biến vẫn tốt. Nếu điện áp khác số này thì kiểm tra mạch cảm biến.
Sau đó, bạn nổ máy cho động cơ nóng đến nhiệt độ làm việc, tiếp tục đo lại điện áp của MAF. Kết quả bằng ~1.6 – 2.3 V là chuẩn. Nếu điện áp khác số này thì cũng tiến hành kiểm tra mạch cảm biến.
Kiểm tra mạch cảm biến
Bạn rút giắc của ECM và giắc cảm biến MAF ra. Dùng đồng hồ vạn năng hoặc Ôm kế đo thông mạch giữa các chân của cảm biến.
- MAF-1 (B+) và dây dương sau Relay chính: Nếu R ~ 0 là tốt, nếu R ~ ∞ tức là cảm biến bị đứt dây dương.
- MAF-2 (mass bộ đo gió) và chân mass cảm biến MAF trong ECU: Nếu R ~ 0 là tốt, nếu R ~ ∞ nghĩa là cảm biến đang bị đứt dây mass.
- MAF-3 (VG) và chân tín hiệu cảm biến MAF trong ECU: Nếu R ~ 0 là tốt, nếu R ~ ∞ nghĩa là cảm biến bị đứt dây tín hiệu.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý kiểm tra ngoại hình của cảm biến để chắc chắn linh kiện không bị hỏng. Nếu bạn không phải là chuyên gia hay có kinh nghiệm thì nên hạn chế tự sửa cảm biến lưu lượng khí nạp.
Tổng hợp những thông tin về cảm biến lưu lượng khí nạp cũng như cách kiểm tra hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về linh kiện ô tô này. Chúc bạn thành công!