Cách đo thước kẹp cơ khí, đọc giá trị đo nhanh và chính xác nhất
27/10/2021 1527
Thước kẹp cơ khí là dụng cụ đo lường được ứng dụng trong nhiều ngành nghề như cơ khí, đồ gỗ, nhôm kính… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cách đo và đọc thước kẹp cơ khí chính xác, đo lường nhanh. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại thước thông dụng này, mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết!
Cấu tạo của thước kẹp cơ khí
Thước kẹp cơ khí là một trong những loại thước cặp xuất hiện từ rất lâu, trở thành thiết bị quen thuộc đối với các kỹ sư, thợ cơ khí. Với ưu điểm phạm vi đo rộng, tính đa dạng, độ chính xác cao, loại thước này được ứng dụng trong đo chiều rộng, chiều dài, chi tiết hình trụ, hình vuông, đường kính trong, đường kính ngoài, chiều sâu của vật… Cấu tạo của thước kẹp cơ khí gồm các bộ phận cơ bản:
- Thân thước kẹp
- Mỏ cặp trong của thước kẹp dùng để đo các vật dụng từ bên trong.
- Mỏ cặp ngoài của thước kẹp dùng để đo các vật dụng từ bên ngoài.
- Vít khử độ rơ (vít giữ) dùng để ghim vị trí đo của thước.
- Bộ phận di động.
- Thước chính.
- Thước phụ để đo các chỉ số thập phân.
- Con lăn để căn chỉnh độ cặp.
- Thanh đo độ sâu.
Nhìn chung, đây là một dụng cụ cơ khí cấu tạo dễ nhận biết, dễ sử dụng với các bộ phận cơ bản. Do đó, nếu mới tìm hiểu về thiết bị này người dùng cũng không mất quá nhiều thời gian để học cách đo và đọc.
Cách đo thước kẹp cơ khí đơn giản
- Bước 1: Người thực hiện cần kiểm tra xem đã kéo hết du xích của thước kẹp cơ khí về vị trí 0 hay chưa. Thêm vào đó, cần chú ý kiểm tra bề mặt cần đo, đảm bảo vệ sinh thước sạch sẽ để không ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Bước 2: Trong quá trình đo, người dùng cần giữ 2 mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.
- Bước 3: Sử dụng hàm trên để đo đường kính bên trong và hàm dưới đo đường kính ngoài.
- Bước 4: Dùng vít giữ hàm thước kẹp cố định, sau đó đưa vật ra ngoài.
- Bước 5: Đọc kết quả trên thân thước chính và thước phụ của thước kẹp cơ khí.
Một số thước kẹp cơ khí hỗ trợ đo lường tốt, dễ sử dụng mà người dùng có thể tham khảo:
- Thước cặp cơ khí dải đo 0-150mm Insize 1205-1502S: Giá tham khảo 416.000 đồng.
- Thước cặp cơ khí dải đo 0-200mm Insize 1205-2002S: Giá tham khảo 715.000 đồng.
- Thước cặp cơ khí dải đo 0-150mm Mitutoyo 530-312: Giá tham khảo 690.000 đồng.
- Thước cặp cơ khí dải đo 0-200mm Mitutoyo 530-118: Giá tham khảo 920.000 đồng.
Bài viết liên quan: So sánh các loại thước kẹp: cơ, điện tử và đồng hồ, nên chọn mua loại nào?
Cách đọc thước kẹp cơ khí chi tiết
Để đọc được chính xác chỉ số đo trên thước cặp cơ khí, người dùng cần phải đọc cả 2 phần bao gồm phần nguyên trên thân thước chính và số thập phân trên thân thước phụ, tiếp đó, cộng hai số lại với nhau để thu được kết quả.
Đọc số nguyên trên thân thước chính
Phần số nguyên trên thước kẹp chính là kết quả trên thang đo chính. Cách đọc phần này rất đơn giản, người dùng chỉ cần quan sát xem trên vạch số 0 (tức là vạch đầu tiên trên thước phụ đang ở vị trí nào so với chỉ số trên thước chính thì ta sẽ đọc chỉ số đó).
Đọc phần thập phân trên thân thước phụ
Phần thập phân sẽ giúp kết quả đo của bạn mang tính chính xác cao hơn. Lúc này, người dùng cần xem vạch nào của thước phụ (hay gọi là du xích) trùng với vạch nào trên thước chính. Xem vạch trùng đó là vạch thứ bao nhiêu sau đó nhân với độ chính xác của thước. Nếu độ sai số của thước kẹp là 0,02, khi đọc cần nhân với 0,02.
Để nhanh chóng tìm được vạch trùng, người sử dụng thước hãy xem ở vị trí của vạch O trên thước phụ đang nằm ở khoảng nào, từ đó có thể đoán được vạch trùng.
Ví dụ: Vạch 0 của du xích thước kẹp nằm ở vị trí x, y với x là phần nguyên và y là phần thập phân. Áp dụng cách xem thước kẹp nêu trên, với mắt thường bạn có thể dễ dàng đoán được y sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn 5 và từ đó dễ dàng đoạn được vạch trùng nằm ở khoảng nào.
Cách đo và đọc thước kẹp cơ khí không khó. Tuy nhiên, người sử dụng cần chú ý quan sát kỹ để tránh nhầm lẫn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!
XEM THÊM: Cách bảo quản thước cặp đảm bảo chất lượng, tăng tuổi thọ tối đa