Cách trồng hoa loa kèn và chăm sóc đúng cách để hoa luôn nở đẹp
08/05/2021 1868
Sau đây là kỹ thuật trồng hoa loa kèn cũng như cách chăm sóc cây để hoa luôn nở đẹp mà không phải ai cũng biết!
Đôi nét về cây hoa loa kèn
Hoa loa kèn có rất nhiều màu sắc, hình dáng hoa cũng có phần biến đổi, mùi thơm quanh năm nên rất được ưa chuộng. Loại hoa này thích hợp trồng vườn, chậu, thậm chí củ của loại hoa này có thể ăn được hoặc làm thuốc.
Cách trồng hoa loa kèn trắng
Cách nhân giống cây hoa loa kèn:
Dựa theo phương pháp dieo hạt, tách củ, giâm bẹ và tách chồi cây.
Phương pháp gieo hạt:
Mùa thu thu hái hạt, cất giữ rồi đến mùa xuân năm sau đem gieo. Sau khi gieo, 20 – 30 ngày là hạt nảy mầm. Thời kì này, cây con cần che bóng.
Mùa thu, phía dưới đất đã có củ, có thể đào lên trồng. Cách gieo hạt mọc cây con cũng phải tùy loài, phải nuôi sau 3 năm mới có hoa. Phương pháp này không thích hợp cho nuôi trồng hoa loa kèn trong gia đình.
Phương pháp tách củ nhỏ:
Nếu cần nhân một cây hoặc nhiều cây, có thể áp dụng phương pháp sau: Thông thường củ già có thể mọc nhiều củ nhỏ, tháng 9; 10 thu hoạch cây hoa loa kèn, chỉ cần tách mấy củ nhỏ, cất trữ vào cát để trong phòng qua mùa đông, mùa xuân năm sau đem trồng vào chậu, nuôi đến tháng 9, 10 năm thứ 3 là có thể mọc củ. Phương pháp này ta thu được lượng ít hơn, phù hợp cách trồng hoa loa kèn trong gia đình.
Phương pháp giảm bẹ:
Đây là kỹ thuật trồng hoa loa kèn có thể nhân được số lượng vừa phải. Mùa thu đào củ lên, lấy bẹ cụ già, dày. Mỗi bẹ cần một ít rễ, hong khô, sau đó cắm vào chậu hoa hoặc hòm đựng cát, để 2/3 gốc cắm vào giá thể, giữ giá thể ẩm và nhiệt độ khoảng 20 độ C, sau nửa tháng sẽ mọc rễ. Nhiệt độ mùa đông cần giữ ở 18 độ C, cát không nên quá ẩm, nuôi đến mùa xuân năm sau.
Thời gian lúc này gốc củ mọc bẹ nhỏ, tách ra trồng vào chậu, tăng cường quản lý sau 3 năm là có hoa nở.
Phương pháp tách chồi: Nhân giống bằng phương pháp trồng hoa loa kèn trắng này thực hiện như sau: Lấy nụ chồi nách lá phía dưới gốc đem nuôi, chúng sẽ mọc thành củ và ra hoa (thường mất 2 – 4 năm). Để xúc tiến hình thành các chồi nách nhỏ, sau khi hoa nở có thể nén ngả cây và lấp đất vào, hoặc lấp đất cao vào cây có 3 – 4 lá nách, chúng có thể hình thành chồi.
Lưu ý: Cần chú ý thông thoáng gió, tăng cường quản lý, khi mới bị bệnh nên cắt lá, cứ 7 – 10 ngày phun một lần nước boocdo 1% hoặc Tuzet 0,1%, phun 3 – 4 lần trong ngày.
Đất trồng hoa loa kèn
Hoa loa kèn có đặc điểm là không chịu được nước nên chậu hoa phải được thiết kế thoát nước nhanh, đất phải độ ẩm vừa phải nhưng giữ ẩm tốt, nhiều mùn . Nên lựa chọn loại đất tươi xốp (như đất thịt nhẹ hoặc đất phù sa), có nhiều bùn, đất thịt nên pha thêm đất sét hoặc cát để cung cấp nhiều dinh dưỡng cho đất.
Tuyệt đối không trồng hoa ở đất cát, đất thịt nặng.
Đối với hoa trồng vườn cần lưu ý thêm là trước khi trồng hoa loa kèn, phải cày bừa đập vỡ đất khoảng 3 lần, mỗi lần cách 5 – 7 ngày. Để kiểm tra đất có đạt chuẩn hay chưa, bạn nắm cục bỏ trong tay, nếu không bị vỡ ngay là được.
Cách trồng hoa loa kèn trong vườn phải làm luống cao (25 – 30cm) nhưng phẳng, mặt luống rộng 1,0 cm, hai bên xẻ rãnh và bón phân trước mùa đồng rồi mới trồng.
Đặc biệt cần lưu ý là đất trồng hoa loa kèn phải tránh ánh nắng, không trồng nơi tiếp xúc thường xuyên với nguồn nhiệt.
Chuẩn bị đất trồng choa hoa loa kèn
Xây luống cao nhưng bằng phẳng
Bón phân:
Lượng bón cho một sào: 7 – 8kg (NKP + đạm) theo tỉ lệ 10 : 1.
Thời gian bón thúc cho hoa loa kèn như sau:
- lần 1: sau trồng 20 ngày
- lần 2: sau trồng 35 ngày
- lần 3: sau trồng 50 ngày
- lần 4: sau trồng 65 – 70 ngày
Khi bón phân rắc đều trên mặt luống. Bón phân xong tiến hành tưới nước ngay sau đó.
Ngoài bón phân, có thể sử dụng thêm phân bón lá giúp bộ lá và hoa đẹp hơn như Atonik, dịch rong biển, GA3,…
Bón thúc theo định kì
Cách thức trồng hoa loa kèn:
Đặt củ loa kèn vào rãnh cách hàng 15cm và mỗi củ nên cách nhau khoảng 12cm, rồi lấp đất sâu khoảng 5 – 8cm là vừa, không được lắp sâu quá, cây sẽ khó mọc.
Khi hoa vươn cao cần tưới nước phân pha loãng 1/2- 1/5 lần, rồi xới xáo vun cao cho cây khỏi đổ. Nước phân pha loãng là: lân ngâm vào hố sau đó hoà thêm đạm và kali với nước để tưới thêm nhiều lần, cứ 10 – 12 ngày bón thúc 1 lần.
Đến thời điểm thu hoạch, nếu vào thời tiết nóng ẩm, nên phòng chống bằng Shimel 1%.
Bên cạnh đó mùa trồng hoa loa kèn và thu hoạch cũng phải chú trọng. Xem thêm: Hoa loa kèn nở vào mùa nào? Nên trồng vào thời gian nào trong năm?
Kỹ thuật trồng hoa loa kèn
Cách chăm sóc cây hoa loa kèn
Tưới nước
Sau khi thực hiện cách trồng hoa loa kèn sau 1 tuần sẽ không phải tưới nước, đến tuần thứ 2 mới phải tưới nước, nguyên tắc tưới như sau:
Trước khi tưới phải kiểm tra độ ẩm đất bằng cách nắm cục bỏ trong tay, nếu không bị vỡ ngay là không phải tưới nước, còn nếu đất mà tơi ra, không dính vào nhau khi nắm chặt thì nên tưới. Để kiểm tra độ ẩm đất cẩn thận hơn, bạn có thể sử dụng máy đo độ ẩm đất.
Có 2 phương pháp tưới hoa loa kèn:
- Tưới rãnh phù hợp khi mùa nắng nóng, nhiệt độ cao
- Tưới vòi phun hoa sen phù hợp khi độ ẩm cao, nhiệt độ không khí thấp.
Tươi cây loa kèn dạng vòi hoa sen
Đóng cọc, giăng lưới
Sau trồng khoảng 30 – 40 ngày thì cây loa kèn sẽ sinh trưởng và cao được 30 – 40cm như hình dưới, thì bắt đầu tiến hành xới xáo, nhặt cỏ, bón phân và đọc cọc giăng lưới cước để cây chống được các điều kiện mưa gió, đối với cây hoa loa kèn nên làm giàn 2 tầng.
Cây hoa loa kèn sau 30 – 40 ngày
Như vậy là thietbidochuyendung.com.vn đã vừa giới thiệu đến bạn cách trồng hoa loa kèn trắng và quy trình chăm sóc đặc biệt. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và hãy luôn cập nhật để có nhiều hữu ích trong cuộc sống.