Cường độ dòng điện là gì? Công thức tính cường độ dòng điện
17/03/2023 626
Khi cần xác định dòng điện mạnh hay yếu sẽ cần biết được cường độ dòng điện trong hệ thống điện. Vậy, cường độ dòng điện là gì? Các tính cường độ dòng điện như thế nào? Bạn hãy cùng Thietbichuyendung.com.vn tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Cường độ dòng điện là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách tính, công thức tính cường độ dòng điện. Bạn cần biết đến định nghĩa cường độ dòng điện là gì?
Định nghĩa
Cường độ dòng điện là một đại lượng tượng trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện sẽ thể hiện số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn (dây dẫn) trong một thời gian nhất định.
Khi dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện sẽ càng lớn. Ngược ại, dòng điện yếu cũng là lúc cường độ dòng điện yếu theo.
Cường độ dòng điện ký hiệu là gì?
Cường độ dòng điện được kí hiệu là I. Đây là chữ I trong hệ SI ( là hệ đo lường quốc tế). Đối với các công thức vật lý, I cũng có nghĩa là cường độ dòng điện (viết tắt của tiếng Pháp “Intensité”).
Cường độ dòng điện đơn vị là gì?
Vậy, cường độ dòng điện có đơn vị là Ampe, được ký hiệu là A. Một ampe sẽ được tính tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948.
Ngoài ra, cường độ dòng điện còn có đơn vị là miliampe, được ký hiệu là mA để chỉ những dòng điện cực nhỏ. Theo đó, 1mA = 0,0001A.
Xem thêm: Hiện điện thế là gì? Đơn vị, công thức tính hiệu điện thế
Công thức tính cường độ dòng điện
Sau khi đã tìm hiểu về cường độ dòng điện là gì? Bạn sẽ tiếp tục tham khảo cách tính cường độ dòng điện với các công thức tính toán. Với từng loại dòng điện sẽ có cách tính khác nhau.
Tuy nhiên, trước khi biết các công thức tính dòng điện, bạn cần nắm được khái niệm về cường độ dòng điện không đổi và cường độ dòng điện hiệu dung.
Theo đó, cường độ dòng điện không đổi là loại giá trị sẽ không thay đổi theo thời gian.
Cường độ dòng điện hiệu dụng chính là của dòng điện xoay chiều và có giá trị bằng cường độ dòng điện không đổi. Lưu ý, khi đi qua một điện trở R thì công suất tiêu thụ trong điện trở R của hai dòng điện sẽ là như nhau.
Tiếp theo, dưới đây sẽ là công thức tính cường độ dòng điện với những loại khác nhau.
Công thức tổng quát
I=Q/t=(q1+q2+q3+…+qn)/t
Trong đó:
- I: là cường độ dòng điện không đổi (A)
- q là điện lượng dịch chuyển qa tiết diện của vật dẫn.
- t là thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện của vật dẫn ( đơn vị: s)
Công thức tính dòng điện không đổi
I = q / t (A)
Trong đó:
- I: là cường độ dòng điện không đổi (A)
- q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện của vật dẫn.
- t là thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện của vật dẫn ( đơn vị: s)
Công thức tính cường độ dòng điện trung bình
Itb=ΔQ/Δt
Trong đó:
- Itb: cường độ dòng điện trung bình (đơn vị A)
- ΔQ: điện lượng di chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt.
- Δt: khoảng thời gian được xét (đơn vị s)
Công thức tính cường độ dòng điện xoay chiều
P=U.I.cosα
Trong đó:
- I : cường độ dòng điện định mức
- P: công suất điện (W)
- U: hiệu điện thế (V)
- α : góc lệch pha giữa U và I.
Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng
I=I0/√2
Trong đó:
- I: cường độ dòng điện hiệu dụng
- I0: cường độ dòng điện cực đại
Công thức tính cường độ dòng điện định mức
I = P/U
Trong đó:
- I: cường độ của dòng điện định mức ( đơn vị: A)
- P: công suất điện ( đơn vị: W)
- U: hiệu điện thế ( đơn vị: V).
Công thức tính cường độ dòng điện trong toàn mạch
Khi tính cường độ dòng điện toàn mạch sẽ cần dựa theo định luật ôm. Theo đó, toàn mạch được hiểu là một mạch kín sẽ bao gồm nguồn điện được nối với mạch ngoài chính là những vật dẫn có điện trở R. Bạn có thể tham khảo công thức tính cường độ dòng điện toàn mạch như sau:
I= U/R
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện (đơn vị: A)
U: Hiệu điện thế (đơn vị: V)
R: Điện trở (đơn vị: Ω)
Các công thức tính cường độ dòng điện khác
- Công thức tính cường độ dòng điện cực đại ( mạnh nhất): I0 =I.√2
- Tính cường độ dòng điện bão hòa: I=n.e ( e là điện tích electron)
- Tính cường độ dòng điện 3 pha: I = P/(√3 x U x coshi x hiệu suất). Trong số đó: I là dòng điện, P là công suất động cơ, U là điện áp sử dụng).
Cường độ dòng điện luôn là một trong những yếu tố cần quan tâm khi lắp đặt sửa chữa dòng điện, hệ thống điện. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng những dụng cụ đo cường độ dòng điện để xác định chính xác, nhanh chóng.
Dụng cụ đo cường độ dòng điện
Khi tìm hiểu về dụng cụ đo cường độ dòng điện là gì? Câu trả lời rất đơn giản: Dụng cụ đo cường độ dòng điện chính là những thiết bị có khả năng đo giá trị của dòng điện mạnh hay yếu với độ chính xác cao. Các loại dụng cụ đo phổ biến hiện nay chính là ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng.
Ampe kìm
Đồng hồ ampe kìm là những thiết bị đo dòng điện chuyên dụng với độ chính xác cao. Thiết bị có thể thực hiện đo dòng điện lên tới hơn 2000A. Bên cạnh đó, đồng hồ cũng có khả năng đo điện áp, điện trở, tần số…
Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu uy tín cung cấp các loại thiết bị đo chất lượng như ampe kìm Hioki, Kyoritsu… Đặc biệt, các hãng còn mang đến rất nhiều sản phẩm bán chạy như ampe kìm Kyoritsu 2200, Kyoritsu 2002PA, Hioki 3280-10F,…
Xem thêm: Top 5 sản phẩm ampe kìm đo dòng DC đáng mua nhất hiện nay
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế có khả năng đo điện áp chuyên dụng, đo cường độ dòng điện nhanh, chính xác. Các thiết bị đồng hồ vạn năng nhỏ gọn, bền chắc rất được ưa chuộng nhờ khả năng đo đa dạng.
Tương tự như ampe kìm, sản phẩm cũng có rất nhiều hãng nổi tiếng như đồng hồ vạn năng Kyoritsu, Hioki, Fluke… Một số máy bán chạy như Kyoritsu 1109S, Hioki DT4254, Hioki DT4256…
Thiết bị đo đa chức năng có thể thực hiện nhiều phép đo khác nhau: đo điện áp, điện trở, công suất, cường độ dòng điện, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,… Dụng cụ đa năng này còn có thể kiểm tra nối mạch, mạch điện và đo mạch vòng.
Tìm hiểu về cường độ dòng điện là gì cũng như cách tính cường độ dòng điện sẽ giúp bạn hiểu thêm về đại lượng dòng điện này. Từ đó, bạn có thể dễ dàng sử dụng các thiết bị đo để kiểm tra các dòng điện hay hệ thống điện.