Hướng dẫn cách chọn lưỡi cưa phù hợp với máy cưa

28/05/2020 2367

Lưỡi là là phụ kiện vô cùng quan trọng đi kèm với máy cưa. Nó quyết định đến khả năng hoạt động của dụng cụ cầm tay này. Dưới đây là một số loại lưỡi cưa và cách lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng.

Các loại lưỡi cưa phổ biến hiện nay

Một số loại lưỡi cưa phổ biến bạn có thể tham khảo lựa chọn để hoàn thành công việc tốt nhất:

Lưỡi cưa gỗ (Crosscut)

Loại lưỡi cưa này thích hợp để cắt mảnh gỗ vuông, thớ gỗ. Đặc điểm của lưỡi cưa gỗ là khá nhiều răng, tạo vết cắt mịn, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Với khả năng cắt, xẻ mạnh mẽ, lưỡi cưa này còn được gọi là lưỡi cắt.

Lưỡi cưa rong (Rip Blades)

Bạn có thể dễ dàng nhận biết lưỡi cưa rong bởi nó có thiết kế răng cưa thưa. Phụ kiện này được ứng dụng để cưa, cắt mảnh gỗ dọc theo thớ gỗ. Tuy nhiên vết cắt không được trơn tru như lưỡi cưa gỗ nhưng nó đảm bảo cắt qua gỗ nhanh chóng.

Lưỡi cưa cắt kim loại

Loại lưỡi cưa này chuyên dùng để cắt kim loại như nhôm, ông thép hay đầu đinh… Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lưỡi cưa cắt kim loại bởi nó đảm bảo độ sắc cao và hạn chế hỏng hóc cho dụng cụ cầm tay.

Lưỡi cưa cắt kim cương khô

Lưỡi cưa cắt kim cương khô được sử dụng để cưa, cắt các loại vật liệu như gạch, gốm sứ… Để tạo ra được chiếc lưỡi cưa này, người ta sẽ phải cần đến hỗn hợp hạt kim cương nhân tạo, bột kim loại và chất kết dính đặc biệt.

Chọn lưỡi cưa phù hợp với máy cưa

Chọn lưỡi cưa phù hợp với máy cưa

Xem thêm >>> Khắc phục những lỗi cơ bản khi dùng máy cưa đĩa cầm tay

Tiêu chí lựa chọn lưỡi cưa phù hợp

Với rất nhiều các loại lưỡi cưa khác nhau khiến bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Tham khảo một số các tiêu chí dưới đây để sở hữu lưỡi cưa phù hợp:

Số răng của lưỡi cưa

Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên những đường cắt đẹp là số răng cưa trên lưỡi cưa.

Khi xẻ gỗ, lưỡi cưa càng ít răng sẽ tạo khoảng trống ở giữa 2 răng lớn. Điều này có nghĩa là tốc độ đẩy phôi gỗ nhanh hơn nhưng hạn chế là bề mặt cắt không được trơn tru, lán mịn.

Với lưỡi cưa có nhiều răng thì ngược lại, nó cho bề mặt mịn, thẩm mỹ cao nhưng tốc độ cắt có phần chậm hơn. Vì vậy, tùy thuộc vào loại gỗ và kích thước mà bạn có thể lựa chọn lưỡi cưa có số răng phù hợp.

Thông thường, lưỡi xẻ gỗ có đường kính 254mm sẽ phù hợp với lưỡi 24 răng. Khi cắt ngang, người ta thường lựa chọn lưỡi có số răng từ 60-80, nó đảm bảo cho đường cắt mịn và không để lại ba-via trên bề mặt cắt. Căn cứ vào mục đích sử dụng để lựa chọn loại lưỡi cưa có số răng phù hợp.

Kiểu răng cưa

Hiện nay có 3 dạng răng cưa chủ yếu là: xếp nghiêng góc sole, xếp thẳng và vát góc. Mỗi loại sẽ có điểm nổi bật riêng:

Răng cưa thẳng: Với khả năng loại bỏ vật liệu nhanh trên đường cắt, tiêu tốn công suất động cơ ít nên nó được dùng trong các lưỡi xẻ gỗ.

Có thể bạn quan tâm >>> Tìm hiểu lý do máy cưa cầm tay dùng pin được yêu thích

Chọn lưỡi cưa phù hợp với máy cưa

Chọn lưỡi cưa phù hợp với máy cưa

Răng cưa nghiêng góc sole: Được sử dụng cho các lưỡi cưa dành cho máy trượt đa góc, nó mang đến độ min cao và cắt các tấm ván dán veneer dễ dàng.

Răng cưa xếp vát: Phụ kiện phù hợp để cắt các loại vật liệu có độ nén cao như gỗ MDF, Laminate… Đồng thời, nó cũng cho khả năng cắt kim loại mềm hiệu quả.

Khoảng cách của các răng cưa

Khoảng cách giữa hai răng cưa càng lớn thì tốc độ cắt, xẻ sẽ càng nhanh. Nếu công việc của bạn đòi hỏi đường cắt mịn, bạn có thể chọn loại lưỡi cưa có khoảng cách nhỏ.

Khoảng cách giữa các răng cưa có tác dụng kiểm soát tốc độ cắt, đặc biệt là lưỡi cưa của máy cưa đa năng.
Chất liệu lưỡi cưa

Lưỡi cưa chắc chắn sẽ giúp bạn làm việc an toàn, cưa nhanh và thao tác đơn giản hơn. Với những loại lưỡi cưa đến từ các thương hiệu nổi tiếng nó sẽ được phủ một lớp hợp kim bên ngoài giúp cắt, xẻ êm ái, trơn tru hơn.

Bên cạnh đó, lưỡi cưa chất lượng cũng đảm bảo hiệu suất công việc cao và thời gian sử dụng lâu dài.

Độ dày lưỡi cưa

Lưỡi cưa mỏng, nhẹ được nhiều người lựa chọn bởi nó đảm bảo chắc chắn, ổn định trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, việc sử dụng loại lưỡi cưa này cũng giảm lượng mạt cưa đáng kể, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ.

Tuy nhiên, lưỡi cưa mỏng có chi phí cao hơn so với các loại lưỡi cưa thông thường. Nó sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao.

Góc lưỡi cưa

Góc lưỡi cưa càng lớn sẽ mang đến tốc độ cắt nhanh, trong khi đó góc lưỡi cưa hẹp lại cho đường cắt mịn màng nhưng chậm.

Bởi vậy, lưỡi cắt xẻ gỗ sẽ cần đảm bảo góc răng cưa lơn và lười cắt dùng cho cưa trượt đa góc cần trang bị lưỡi cưa có góc răng nhỏ (thường là 5 độ). Với các loại lưỡi cưa đa năng, do cần đảm bảo tính cân bằng trong công việc nên yếu cầu góc răng bằng 15 độ.

Lớp phủ bảo vệ lưỡi cưa

Một chiếc lưỡi cưa giá rẻ sẽ được phủ một lớp sơn thông thường. Tuy nhiên, với những loại lưỡi cưa đắt tiền, được phủ một lớp bảo vệ cao cấp giúp giảm ma sát khi cắt, chống mài mòn và kéo dài tuổi thọ của lưỡi cưa.

Xem thêm >>> tư vấn mua máy cưa cắt

Lựa chọn chất liệu lưỡi cưa

Lựa chọn chất liệu lưỡi cưa

Lưu ý khi chọn và sử dụng lưỡi cưa

Khi chọn và sử dụng lưỡi cưa, để đảm bảo hiệu quả cũng như cho độ bền cao, bạn cần:

Duy trì tốc độ cắt ổn định, đồng thời xác định loại vật liệu cắt. Nếu cắt quá nhanh với vật liệu cứng có thể gây mẻ hoặc gãy lưỡi. Nếu cắt quá chậm sẽ làm giảm năng suất làm việc.

Trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi các sự cố như lưỡi cưa bị cong, gãy hoặc bị mẻ. Thay vì cố sử dụng bạn nên tiến hành thay thế hoặc bảo trì. Nếu lưỡi cưa đã từng hàn lại mối gãy, bạn nên hạn chế cắt, cưa, xẻ ở tốc độ cao để kéo dài tuổi thọ.

Cho dù sử dụng loại lưỡi cưa nào, nó cũng sẽ để lại cặn, mạt gỗ trên lưỡi. Hãy làm sạch bằng dung môi, nếu không sẽ có thể tạo ra vết cháy trên gỗ.

Nếu bạn không muốn thay đổi lưỡi thường xuyên tốt nhất nên mua lưỡi chất lượng, chính hãng. Số lượng răng trung bình là 40, 60 và 80 răng. Càng nhiều răng, vết cắt càng sạch, nhưng hạn chế là tốc độ cắt sẽ chậm hơn.
Không sử dụng lưỡi cắt để cắt ván ép, melamine hoặc MDF, nó cho chất lượng đường cắt kém. Tốt hơn hết nên lựa chọn lưỡi cắt chéo hoặc lưỡi ba ​​chip chất lượng cao.

Thường xuyên kiểm tra lưỡi cưa xem có bất kỳ hư hỏng nào không, chẳng hạn như đầu răng tích tụ mạt gỗ, sứt mẻ….

Độ sâu lưỡi cắt trên hoặc dưới vật liệu cần cắt không được vượt quá 1/4. Thao tác này tạo ra ma sát ít, dẫn đến tích tụ nhiệt hạn chế, đồng thời cung cấp ít lực cản hơn khi đẩy vật liệu qua.

Nghề mộc là một trong những ngành được ưa chuộng, nhưng theo thống kê có hơn 60.000 người bị thương nặng khi sử dụng máy cưa mỗi năm. Nhiều người tự tin với khả năng thao tác với máy cưa từ đó lơ là dẫn đến tai nạn có thể xảy ra. Vì vậy, khi sử dụng thiết bị này, hãy trang bị các kiến thức an toàn và sử dụng đúng cách.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã tìm được lưỡi cưa với máy cưa phù hợp. Nếu cần thêm thông tin hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi.