Hướng dẫn cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng
12/05/2022 1452
Triac là linh kiện quan trọng trong các thiết bị điện tử. Nếu triac xảy ra sự cố sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị. Vậy cách kiểm tra triac như thế nào? Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra triac sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng đơn giản. Mời bạn theo dõi!
Thông tin chung về triac
Trước khi biết cách kiểm tra triac sống chết, ta cần hiểu về linh kiện này. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin như: Triac là gì? Cấu tạo của triac và những ứng dụng của nó.
Triac là gì?
Triac có tên đầy đủ là Triode for Alternating Current. Ký hiệu của triac trong mạch điện tử là T. Đây là một linh kiện bán dẫn quan trọng trong các bo mạch điện tử. Chúng có tác dụng đóng ngắt điện dòng AC cho các phụ tải. Người ta thường dùng triac như một công tắc điện điều khiển thiết bị xoay chiều.
Cấu tạo của triac gồm 3 chân ký hiệu là T1, T2 và G. Các chân của nó như thành phần của một công tắc điện tử. Bên cạnh đó, triac gồm có năm lớp bán dẫn, tạo thành cấu trúc P-N-P-N như ở Thyristor ( chỉnh lưu) theo hai chiều giữa các cực T1 và T2. Vì vậy, thiết bị có thể dẫn dòng theo hai chiều. Có thể coi triac như 2 chỉnh lưu đấu song song.
Ứng dụng của triac
Triac có nhiều tính năng mà chi phí sản xuất thấp, dễ sử dụng. Vậy nên nó được ứng dụng rất nhiều trong các ứng dụng chuyển mạch điện.
- Điều chỉnh độ sáng của các loại đèn
- Điều khiển tốc độ động cơ nhỏ. Như của các thiết bị điện chuyên dụng như: máy khoan, máy cưa, máy đục,…
- Ứng dụng trong các dụng cụ điện gia dụng như máy giặt, quạt điện, nồi điện,…
- Dùng trong bộ điều khiển nhiệt độ của các lò nướng, tủ hấp, tủ sấy,…
Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra IC nguồn sống hay chết
Cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng
Để kiểm tra triac sống chết, ta sử dụng đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện áp, điện trở. Có hai loại đồng hồ VOM: đồng hồ chỉ số và đồng hồ chỉ kim. Ta đều có thể dùng để đo triac. Phương pháp thực hiện tương tự nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thực hiện kiểm tra triac bằng đồng hồ số.
- Bước 1: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở. Với đồng hồ kim, ta chỉnh về thang x1 Ohm.
- Bước 2: Nối 2 đầu dò vào đồng hồ VOM. Đặt que đỏ vào cực G và que đen vào cực T1 của triac.
- Bước 3: Quan sát kết quả đo. Nếu hiện giá trị khoảng 10 đến 15 Ohm, tức là triac vẫn hoạt động tốt.
- Bước 4: Đổi que đo tại hai cực G và T1 của triac. Nếu giá trị vẫn được giữ nguyên, tức là triac vẫn tốt. Nếu đồng hồ không hiển thị giá trị hoặc kết quả bằng 0, nghĩa là triac đã bị hỏng.
- Bước 5: Tiếp tục đo trở kháng của hai cực T1, T2 của triac. Nếu kết quả đo bằng 0, nghĩa là triac đã có vấn đề. Bạn cần sửa chữa hoặc thay mới linh kiện.
Mẫu đồng hồ vạn năng kiểm tra triac
Đồng hồ vạn năng giúp bạn thực hiện cách kiểm tra triac sống chết hiệu quả. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều mẫu đồng hồ VOM khác nhau. Nổi bật là các sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn như: đồng hồ vạn năng Kyoritsu, đồng hồ vạn năng Hioki,… Bạn có thế tham khảo những mẫu đồng hồ VOM chất lượng dưới đây để chọn cho mình thiết bị phù hợp nhé!
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 là thiết bị lý tưởng của các thợ điện, thợ bảo trì, kỹ sư điện,… Sản phẩm sở hữu nhiều tính năng đo nổi bật như: đo điện áp AC/DC, đo điện trở, tần số, kiểm tra diode, thông mạch, tụ điện,…. Dải đo của máy rộng, cho kết quả đo nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy. Thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế với độ bền cao, an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S
Kyoritsu 1109S là đồng hồ vạn năng chỉ kim phù hợp để đo kiểm tra triac. Thiết bị có khả năng đo điện linh hoạt. Máy có thể đo điện áp AC/DC 1000V, đo điện trở 2/20kΩ/2/20MΩa, đo hệ số hFE,… Kyoritsu 1109S có độ bền và độ an toàn cao. Máy được trang bị một cầu chì tại điểm nối tiếp giữa các jack cắm đầu dò, thiết bị đầu cuối của máy. Nhờ vậy tránh khỏi nguy cơ dòng điện xoay chiều tăng điện áp đột ngột.
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4282
Hioki DT4282 cũng là một thiết bị đo điện chuyên nghiệp được nhiều người yêu thích. Sản phẩm có khả năng đo đa dạng với dải đo rộng: dải đo điện trở 60.000 Ω đến 600.0 MΩ /±0.03 % rdg. ±2 dgt và điện áp DC + AC: 6.0000 V đến 1000.0 V /±0.3 % rdg ±30 dgt. Kết quả đo nhanh và có độ chính xác cao. Đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng. Đặc biệt phù hợp để đo kiểm tra triac.
Bài viết đã hướng dẫn bạn cách kiểm tra triac sống chết bằng đồng hồ vạn năng đơn giản. Mong rằng sẽ giúp bạn biết cách thực hiện đo và kiểm tra triac tại nhà.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các thiết bị đo điện được nhắc đến trong bài, vui lòng liên hệ đến Hotline Hà Nội: 0902 148 147 – TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn. Hoặc truy cập vào các website: Maydochuyendung.com, Kyoritsuvietnam.net và Hiokivn.com để đặt hàng trực tiếp nhé!