Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử chi tiết A-Z cho người mới
30/06/2021 2591
Đồng hồ vạn năng điện tử là sản phẩm được phát triển từ loại đồng hồ sử dụng kim trước đây với màn hình thông báo dữ liệu đo. Vì mới được ra đời chưa lâu nên không phải ai cũng hiểu rõ về loại thiết bị này. Mời bạn cùng tìm hiểu hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử qua bài viết.
Phân loại đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế là một thiết bị đo và kiểm tra điện có nhiều chức năng. Các chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế và ôm kế, ngoài ra một số loại đồng hồ vạn năng còn có thể đo tần số dòng điện, điện dung tụ điện, kiểm tra bóng bán dẫn…
Có 2 loại đồng hồ vạn năng chính:
- Đồng hồ vạn năng hiển thị kim (VOM): Kết quả hiển thị ở màn hình có chỉ thị kim dạng cung đã được phân vạch. Đây là dạng đồng hồ vạn năng truyền thống.
- Đồng hồ vạn năng điện tử (DMM): Kết quả hiển thị dạng màn hình điện tử.
Tìm hiểu đồng hồ vạn năng điện tử
Đồng hồ vạn năng điện tử là gì?
Đồng hồ vạn năng điện tử hay còn được gọi là đồng hồ vạn năng số là một đồng hồ vạn năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động để đo lường các thông số của dòng điện nên đồng hồ vạn năng điện tử cần có nguồn điện như pin để vận hành được.
Đồng hồ vạn năng điện tử là loại máy đo dòng điện thông dụng cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử hiện nay. Kết quả của phép đo được hiển thị trực tiếp trên một màn tinh thể lỏng LCD giúp cung cấp thông số nhanh chất, chính xác nhất và khách quan nhất đến với người sử dụng.
Các thương hiệu đồng hồ vạn năng điện tử nổi tiếng có thể kể đến hiện nay như đồng hồ vạn năng điện tử Kyoritsu, đồng hồ vom Hioki, Fluke, Sanwa…
Cấu tạo của đồng hồ vạn năng điện tử
Đồng hồ vạn năng điện tử có cấu tạo nhỏ gọn với thân máy có nhiều nút bấm giúp điều chỉnh thang đo, đơn vị bằng cách bấm hay xoáy công tắc. Điểm lưu ý khi sử dụng loại đồng hồ này là bạn cần phải cắm dây nối chính xác vào các lỗ được quy định sẵn.
Chức năng của đồng hồ vạn năng điện tử
Đồng hồ vạn năng kim đo được các chỉ số cơ bản như cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở…Tuy nhiên hiện nay, đồng hồ vạn năng điện tử đã được nhiều hãng cải tiến đáng kể nên có thể tích hợp thêm rất nhiều chức năng phụ khác, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng. Các chức năng đó bao gồm:
- Kiểm tra nối mạch
- Thêm các bộ khuếch đại điện để đo hiệu điện thế hay cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn.
- Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện
- Kiểm tra dòng điện trong diode và transistor, có ích cho sửa chữa mạch điện.
- Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
- Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, để điều chỉnh mạch điện của radio. Nó cho phép nghe tín hiệu thay cho nhìn thấy tín hiệu (như trong dao động kế).
- Bộ kiểm tra điện thoại.
- Bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.
- Lưu giữ số liệu đo đạc (ví dụ của hiệu điện thế).
Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử để đo dòng điện
Đồng hồ vạn năng điện tử có thể sử dụng dòng điện một chiều (DC) và dòng điện xoay chiều (AC).
Cách làm như sau:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ (đo AC) và thang A- (đo DC).
Bước 2: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que màu đỏ cắm vào cổng mA nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ mA và cổng 20A nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ A .
Bước 3: Que đo màu đen cắm vào đầu (COM), que đo màu đỏ cắm vào đầu (+).
Bước 4: Đặt đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
Bước 5: Ngắt nguồn điện của các mạch cần đo.
Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch cần đo. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch cần đo.
Bước 7: Cấp nguồn điện cho mạch.
Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình hiển thị đồng hồ.
- Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.
- Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
Bạn có thể tham khảo một số model đồng hồ vạn năng điện tử bán chạy hiện nay như: đồng hồ vạn năng Hioki DT4256 , Hioki DT4254 , Kyoritsu 1021r , Kyoritsu 1009, Kyoritsu 1011…
Đây đều là các dòng đồng hồ vạn năng cao cấp đến từ các thương hiệu nổi tiếng như thiết bị đo Hioki, thiết bị đo điện Kyoritsu,… Mỗi sản phẩm đều có độ bền cao, khả năng đo chính xác, thang đo đa dạng, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Cách đo điện áp với đồng hồ vạn năng điện tử
Cách đo như sau:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang V- để đo điện áp một chiều và V~ để đo điện áp xoay chiều.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Que đo màu đen cắm vào đầu (COM), que đo màu đỏ cắm vào đầu (+).
Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V (AC.V) lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Nếu đo dòng một chiều thì đặt que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao, nếu đo xoay chiều thì không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình hiển thị.
Hướng dẫn đo điện trở
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử để đo điện trở.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Để đồng hồ đo ở thang điện trở Ω.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung (COM), que đỏ cắm cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu của điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình hiển thị.
Cách dùng đồng hồ vạn năng điện tử để kiểm tra thông mạch
Để kiểm tra thông mạch với đồng hồ vạn năng điện tử ta làm như sau:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra, nếu đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại.
Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử để kiểm tra tiếp giáp P-N
Để kiểm tra tiếp giáp P-N với đồng hồ vạn năng điện tử ta làm như sau:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch .
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu (-) nguồn pin và que đo màu đỏ vào đầu (+) nguồn pin.
Bước 4: Khi diode được phân cực thuận thì sụt áp <1 (khoảng 0.6 đối với Si, 0,4 đối với loại Ge) còn khi diode được phân cực ngược thì không có sụt áp (giái trị bằng “1”) thì diode đó hoạt động tốt.
Để kiểm tra, xác định vị trí chân các linh kiện bán dẫn như diode, transistor… ta làm tương tự.
Trên đây là hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử chi tiết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!
>>> XEM THÊM: Top 3 đồng hồ vạn năng điện tử dưới 3 triệu được lựa chọn nhiều hiện nay