Phân biệt các loại bu lông phổ biến hiện nay

23/03/2023 439

Bu lông là linh kiện cơ khí có tính ứng dụng cao. Trong bài viết sau, Thiết bị chuyên dụng sẽ giúp bạn phân biệt các loại bu lông phổ biến hiện nay. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Phân loại theo cường độ (cấp bền) của bulong

Các loại bu lông đai ốc được dùng trong ngành cơ khí, lắp ráp, chế tạo thiết bị công nghiệp, công trình giao thông, cầu cống… Kích thước các loại bu lông khác nhau, kiểu dáng cũng đa dạng. Ví dụ như các loại bu lông lục giác, bu lông tròn, bu lông mắt,… Để phân biệt bu lông các loại, người ta dựa vào nhiều yếu tố. Ví dụ như: cấp bền, khả năng chống ăn mòn, vật liệu tạo thành, chức năng,… 

Hình ảnh bu lông

Hình ảnh bu lông

Các loại bu lông tiêu chuẩn đều có chỉ số cấp bền (cường độ). Đây là chỉ số thể hiện khả năng chống chịu lực tác động bên ngoài của bu lông. Khả năng cấp bền được ký hiệu bởi hai hoặc ba số, được ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy trên đầu bulong. Ví dụ như: 6.8; 10.9. Dựa vào cấp bền, người ta chia bu lông thành hai nhóm: Bu lông dạng cấp bền thường và bu lông cấp bền cao.

  • Bulong cấp bền thường: Đây là loại bulong có cấp độ bền từ 3.6 đến 6.8. Ưu điểm của chúng là giá thành rẻ, được dùng trong các chi tiết liên kết đơn giản. 
  • Bulong cấp bền cao: Chỉ số cấp bền từ 8.8 trở nên. Các loại bu lông đai ốc này có hàm lượng cacbon lớn. Giới hạn chảy và độ bền đứt rất cao. Chúng thường được dùng trong các công trình xây dựng lớn. Hoặc các công trình thường xuyên tiếp xúc với nước biển, hóa chất…

Phân biệt bu lông dựa trên chất liệu chế tạo

Bu lông thường được chế tạo từ các vật liệu như: thép, titan, đồng thau, nhôm, hợp kim đồng, nhựa… Dựa theo chất liệu chế tạo, bulong được chia thành các nhóm sau: 

Bu lông làm từ hợp kim màu

Bu lông làm từ hợp kim màu

  • Bu lông inox (bulong thép không gỉ): Là bulong được làm từ chất liệu inox  201, inox 304, inox 316. Loại bu lông này chống gỉ sét, chịu lực tốt. Chúng có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường.
  • Bu lông làm từ thép hợp kim, thép cacbon thường: Loại này có khả năng chống ăn mòn kém hơn dòng inox nhưng giá thành rẻ. Chúng được chia thành 2 nhóm nhỏ. Bao gồm các loại bu lông qua xử lý nhiệt, cường độ cấp bền cao (8.8; 10.9; 12.9). Và bu lông không qua xử lý nhiệt, chủ yếu là bu lông thường hoặc các bu lông có cường độ thấp (4.8; 5.6; 6.6).
  • Bu lông làm từ kim loại và hợp kim màu (đồng, hợp kim đồng, nhôm, hợp kim nhôm…): Loại bu lông này được ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù. Ví dụ như ngành điện, sản xuất và xử lý nước, chế tạo máy bay…

Phân loại bu lông theo khả năng chống ăn mòn

Chống ăn mòn là một đặc điểm quan trọng của bu lông ốc vít. Dựa vào các hình thức mạ phủ bảo vệ chống ăn mòn, người ta chia bulong thành các nhóm sau: 

Bu lông inox

Bu lông inox

  • Bu lông inox: Đây là loại bulong chống gỉ tốt nhất hiện nay. Chúng có tính thẩm mỹ cao khi lắp ghép.
  • Bu lông đen: Loại bu lông màu đen. Chúng có lớp dầu, mỡ bảo vệ bên ngoài giúp nó không bị gỉ theo thời gian.
  • Bu lông mạ kẽm: Loại bulong được phủ bên ngoài 1 lớp kẽm hoặc mạ kẽm nhúng nóng. Linh kiện này không bị gỉ trong quá trình sử dụng.
  • Bu lông loại thường: Đây là loại bulong có khả năng chống gỉ kém nhất. Các loại bu lông này được sử dụng ở những nơi bảo vệ tốt như chôn bên trong kết cấu bê tông.

Xem thêm: Bảng tra kích thước bu lông thông dụng nhất hiện nay

Phân biệt bu lông dựa vào chức năng

Dựa vào chức năng, công dụng, người ta chia bu lông thành 3 nhóm: Bu lông neo, bu lông liên kết và bu lông nở.

Bu lông neo

Bu lông neo

  • Bu lông neo ( bu lông neo móng, bu lông móng): Loại bulong được dùng để liên kết phần bên trên với phần móng bê tông cốt thép.
  • Bu lông liên kết: Loại bulong đi kèm với long đen và đai ốc để gắn 2 chi tiết vào với nhau thành một khối thống nhất.
  • Bu lông nở: Là loại bu lông sử dụng để liên kết một kết cấu, hay chi tiết với tường bê tông.

Phân loại bulong theo cách chế tạo và độ chính xác gia công

Dựa vào phương pháp chế tạo và độ chính xác khi gia công, người ta chia bu lông thành 3 nhóm: 

Bu lông thô

Bu lông thô

  • Bu lông thô: Loại linh kiện được chế tạo từ thép tròn. Đầu bu lông được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn. Còn phần ren được tiện hoặc cán. Bulong thô được sản xuất thủ công nên độ chính xác kém. Loại bu lông này được dùng trong các chi tiết liên kế không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ.
  • Bu lông nửa tinh: Loại bulong được chế tạo khá giống bu lông thô. Nhưng loại này được gia công thêm phần đầu bu lông và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.
  • Bu lông tinh: Linh kiện thuộc nhóm này được chế tạo cơ khí, với độ chính xác cao. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
  • Bu lông siêu tinh: Loại bu lông được sản xuất đặc biệt, đáp ứng tiêu chuẩn cao. Chúng được sử dụng trong các mối liên kết đặc biệt, có dung sai lắp ghép nhỏ, các ngành cơ khí chính xác.

Bài viết đã giúp bạn phân biệt các loại bu lông phổ biến hiện nay. Để tham khảo và mua các dụng cụ cầm tay như: súng xiết bu lông bằng khí nén, máy bắn vít, máy khoan,… Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335 hoặc truy cập website maydochuyendung.com nhé!