Rơ le nhiệt là gì? Cách kiểm tra rơle còn sống hay chết đơn giản
28/04/2022 1716
Rơ le nhiệt thường được dùng trong bình nóng lạnh, nồi cơm, máy bơm nước,… Vậy rơ le nhiệt là gì? Rơ le nhiệt có tác dụng gì? Cách kiểm tra rơle còn sống hay chết như thế nào? Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!
Rơle nhiệt là gì?
Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về rơ le nhiệt, cũng như cách kiểm tra rơle còn sống hay đã chết. Rơ le nhiệt là bộ linh kiện có tác dụng bảo vệ mạch điện và thiết bị điện không bị hỏng khi xuất hiện tình trạng dòng điện quá tải, tăng đột ngột. Chúng thường được dùng trong dòng điện xoay chiều có công suất lớn, khoảng 500V, tần số 50Hz. Có loại lên đến tận 150A và 440V cho dòng điện một chiều.
Rơ le nhiệt tiếng anh là gì? Rơ le nhiệt hay còn gọi là relay trong tiếng anh. Ký hiệu của rơ le nhiệt được vẽ theo hình dưới đây.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt là gì?
Cấu tạo của rơle nhiệt
Relay gồm những bộ phận chính sau:
- Đòn bẩy
- Tiếp điểm thường đóng (NC)
- Tiếp điểm thường mở (NO)
- Vít chỉnh dòng điện tác động
- Thanh lưỡng kim
- Dây đốt nóng
- Cần gạt
- Nút phục hồi (Reset)
Trong đó, có một tiếp điểm đóng ( NC) và tiếp điểm mở (NO).
- Tiếp điểm NC: Được mắc nối tiếp với mạch điều khiển (cuộn hút contactor). Tiếp điểm này sẽ mở khi dòng điện quá tải.
- Tiếp điểm NO: Khi dòng điện quá tải, tiếp điểm NO sẽ đóng lại. Thường bộ phận này sẽ được kết nối với đèn hoặc còi báo động khi xảy ra sự cố.
Nguyên lý hoạt động của rơle nhiệt là gì?
Hiểu rõ nguyên lý của rơ le thì ta sẽ biết cách kiểm tra rơle còn sống hay chết. Rơ le nhiệt có nguyên lý hoạt động như sau: Khi dòng điện quá tải sẽ tạo ra một lượng nhiệt rất lớn tác động lên thanh kim loại của rơ le. Điều này tạo ra hiện tượng giãn nở, miếng kim loại sẽ bị uốn cong, làm hở một đoạn mạch khiến dòng điện bị ngắt. Bảo vệ được các thiết bị và hệ thống điện.
Thanh kim loại là bộ phận quan trọng trong rơ le nhiệt nên cần được chú ý. Độ cong của thanh kim loại phụ thuộc vào độ dài và độ dày của nó. Nguyên liệu tạo ra thanh kim loại thường là đồng thau. Sau đó người ta ghép thành 2 miếng kim loại để có chỉ số giãn nở khác nhau.
Theo nguyên tắc, thanh kim loại số 1 có hệ số giãn nở ít hơn thanh kim loại số 2. Vì vậy, thanh số 1 thường làm từ invar (gồm 36% Ni + 64% Fe), thanh số 2 cần có chỉ số giãn nở lớn hơn khoảng 20 lần invar.
Chức năng của rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt có tác dụng gì? Rơ le nhiệt dùng để làm gì? Rơ le nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với thiết bị điện và hệ thống điện. Chúng được ứng dụng rất nhiều trong thực tế.
- Rơ le nhiệt được dùng làm thiết bị tự động ngắt điện khi quá tải, bảo vệ động cơ cho máy bơm nước, tủ lạnh, nồi cơm, bình nóng lạnh, bàn là,… Vậy nên, ta có các loại rơ le phổ biến như: rơ le nhiệt bình nóng lạnh, rơ le nhiệt nồi cơm điện, rơ le nhiệt máy bơm nước,…
- Có tác dụng cách ly mạch điện quá tải, hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch điện DC.
- Giúp chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau nhờ dùng một tín hiệu điều khiển.
- Rơ le nhiệt giúp giám sát toàn bộ hệ thống thiết bị điện công nghiệp. Đồng thời, rơle sẽ giúp ngắt điện khi gặp sự cố.
Cách kiểm tra rơle còn sống hay chết
Rơ le nhiệt của bình nóng lạnh là một kiểu rơ le phổ biến hiện nay. Nó có cấu tạo và tác dụng tương tự với các loại rơ le của máy bơm, tủ lạnh,… Vậy nên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra rơ le nhiệt bình nóng lạnh. Từ đó, bạn có thể kiểm tra cho các loại rơ le khác. Bạn cần chuẩn bị đồng hồ vạn năng để kiểm tra. Các bước thực hiện cách kiểm tra rơ le bình nóng lạnh như sau:
Bước 1: Ngắt nguồn điện của bình nóng lạnh
Đây là thao tác đầu tiên trong cách kiểm tra rơle còn sống hay chết. Để đảm bảo an toàn, bạn cần ngắt nguồn điện của bình nóng lạnh. Sử dụng thêm bút thử điện để kiểm tra xem điện đã được ngắt hoàn toàn chưa.
Bước 2: Chọn thang đo phù hợp trên đồng hồ vạn năng
Bạn chọn chế độ đo điện trở hoặc đo thông mạch trên đồng hồ vạn năng. Điều chỉnh các chế độ bằng núm vặn trên thân máy.
Bước 3: Đo rơ le nhiệt trong bình nóng lạnh
- Với rơ le nhiệt có 2 tiếp điểm: bạn vặn nút điều chỉnh nhiệt độ hết cỡ. Sau đó dùng 2 que đo ở chính 2 tiếp điểm. Nếu chỉ số của đồng hồ lên cao, nghĩa là rơ le còn cấp điện cho thanh đốt. Nếu đồng hồ không hiện chỉ số đo thì rơ le đã bị hỏng.
- Với rơ le có 4 tiếp điểm: bạn dùng que đo giữa 2 điểm tương ứng theo sơ đồ đã in trên rơle. Sử dụng hai que đo L>> 1 và N >> 2.
- Với rơ le cọc: Cách kiểm tra rơ le nhiệt tương tự như hai cách trên.
Xem thêm: Cách kiểm tra ắc quy ô tô còn tốt hay không bằng đồng hồ vạn năng
Các mẫu đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra rơle nhiệt
Cách kiểm tra rơle còn sống hay chết cần đến đồng hồ vạn năng. Hiện nay, có nhiều hãng sản xuất các mẫu đồng hồ VOM chất lượng như Kyoritsu, Hioki, Fluke, Sanwa… Các mẫu đồng hồ này đều có khả năng đo chuẩn xác, bền bỉ và an toàn. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm sau: đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S, Kyoritsu 1051, Hioki DT4224, Hioki DT4252,…
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, bạn nên mua đồng hồ VOM tại các địa chỉ lớn, uy tín như Maydochuyendung.com, Hiokivn.com, Kyoritsuvietnam.net,… Đây đều là những đại lý lớn chuyên phân phối các thiết bị đo và kiểm tra điện chính hãng, chất lượng. Để được tư vấn trực tiếp về sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ holine Hà Nội: 0902 148 147 – TP.HCM: 0979 244 335.