Tiêu chuẩn lực siết bu lông – Hướng dẫn tính và tra bảng lực siết bu lông

19/03/2021 2411

Một trong những tiêu chuẩn chất lượng của máy siết bu lông chính là lực siết cần đảm bảo đạt theo từng yêu cầu công việc. Vậy, bạn có biết lực siết bu lông là gì? Có những tiêu chuẩn nào cũng như cách tra bảng lực siết bu lông như thế nào? Thiết bị chuyên dụng mang đến cho bạn kiến thức hữu ích về lực xiết bu lông.

Lực siết bu lông là gì?

Lực siết bu lông được là loại lực hữu ích kết hợp với công cụ siết để tạo thành mô-men xoắn đến khi đủ lớn sẽ tác động lên đai ốc hoặc đầu bu lông để tạo ra ứng suất căng ban đầu. Điều này đảm bảo bu lông sẽ được kẹp chặt theo đúng yêu cầu của kỹ thuật.

Lực siết bu lông quyết định đến chất lượng, độ chắc chắn của bánh xe

Lực siết bu lông quyết định đến chất lượng, độ chắc chắn của bánh xe

Hiểu một cách đơn giản, lực siết bu lông chính là lực mô men siết của một bu lông lên vật liệu và được kẹp chặt bởi đai ốc. Lực siết bu lông được quy định theo từng loại bu lông để chắc chắn rằng bu lông được siết đạt đúng theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tính an toàn cho các kết cấu thép hay phương tiện giao thông.

Do vậy, lực siết bu lông chính là yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như hiệu quả của công việc. Điều này khiến cho các thiết bị, công trình được gắn bu lông sẽ bị lỏng không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng.

Tính toán lực siết của bu lông để đảm bảo đúng kỹ thuật

Tính toán lực siết của bu lông để đảm bảo đúng kỹ thuật

Và để quy định chung về lực siết, tiêu chuẩn lực siết được ra đời giúp các nhà sản xuất, xây dựng, kỹ thuật tính được lực siết của bu lông để lựa chọ được cờ lê hoặc máy siết bu lông phù hợp.

Thiết bị chuyên dụng chia sẻ tới bạn bảng tiêu chuẩn lực siết bu lông. Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo cách tra bảng tiêu chuẩn, cách tính lực siết theo quy chuẩn để chọn được thiết bị phù hợp.

Xem thêm: 

Tiêu chuẩn lực siết bu lông

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn về lực siết bu lông được quy định trong các văn bản:

1. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8298:2009

Công trình thủy lợi – yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép.

2. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1995 về Bulông, vít, vít cấy và đai ốc – Yêu cầu kỹ thuật.

Bạn có thể tham khảo các quy định về tiêu chuẩn lực siết thông qua các trang thư viện pháp luật.

Cách tra và tính lực siết bu lông thông

Bạn chắc chắn sẽ cần phải tính toán lực siết của bu lông phù hợp với yêu cầu kỹ thuật trong công việc. Để làm được điều đó, bạn sẽ cần nắm được cách tính lực siết bu lông chính xác. Bạn có thể tham khảo cách tính như sau.

Cách xác định kích cỡ bu lông

Cột thứ 1 – (d)

Bạn có thể trong bảng kiểm tra lực siết của bu lông (Hình ảnh bảng bên dưới), cột đầu tiên sẽ thể hiện thông số kỹ thuật đường kính của bu lông. Đường kính của bu lông được ký hiệu là d.

Cột thứ 2 – (s)

Cột thứ hai chính là thể hiện size của bu lông, được ký hiệu là (s). Đây là kích thước ecu vặn vào bu lông.

Kích cỡ của bu lông được tính theo công thức: s= 1.5*d

Rất nhiều bạn cho rằng, kích cỡ của bu lông chính là đường kính của bu lông. Ví dụ như, bu lông M12 sẽ có kích cỡ là 12mm. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai.

Do vậy, khi bạn đi mua súng bắn bu lông bất kỳ hay một cờ lê nào đều cần phải thông báo kích cỡ chính xác của bu lông. Khi đó, người bán sẽ tư vấn cho bạn chọn được loại bu lông phù hợp.

Bạn có thể tra bảng tiêu chuẩn bên dưới.

  • Bulong M8 sẽ đi với ecu size 13mm
  • Bulong M30 sẽ đi với ecu size 46mm

Bảng tra kích cỡ của bu lông

Bảng tra kích cỡ của bu lông

Cột thứ 3

Tiếp theo cột thứ 3 với nhiều cột nhỏ thể hiện các giá trị từ 4.8, 5.8, 6.8, 8,8,… đến 12.9 được biết đế là độ bền của bu lông. Thông thường trên mỗi đỉnh bu lông, nhà sản xuất thường ghi số liệu về độ bền.

Cách tính lực siết của bu lông

 Sau khi đã xác định được kích cỡ và size của bu lông, bạn sẽ đối chiếu với độ bền của bu lông đó. Sau đó, bạn có thể từ cấp độ bền dóng xuống và dóng sang phải để tìm ô giao nhau.

Số liệu của ô giao nhau chính là lực siết của bu lông đó. Khi đó, bạn sẽ cần sử dụng dụng cụ có lực siết bằng hoặc lớn hơn để đảm bảo quy trình siết bu lông đạt tới lực siết theo yêu cầu, đảm bảo về chất lượng.

Bảng đối chiếu lực siết của bu lông

Bảng đối chiếu lực siết của bu lông

Ví dụ:  Đối với bu lông M12, có đai ốc 36, độ bền là 8.8 sẽ có lực siết tiêu chuẩn cần đạt 691N.m.

Tìm hiểu những quy định về tiêu chuẩn lực siết bu lông sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách quy định trong thiết kế, thi công các kết cấu thếp, phương tiện vận chuyển. Bên cạnh đó, bạn cũng nắm được cách tính lực siết bu lông để đảm bảo lựa chọn được thiết bị siết đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.