Cách sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo dòng điện và điện áp

17/06/2020 2455

Đồng hồ vạn năng đã trở thành thiết bị đo lường quá quen thuộc những người có công việc liên quan đến điện. Nó được tích hợp nhiều chức năng như đo cường độ dòng điện, đo điện áp, điện trở, kiểm tra tính liên tục,… Tuy đã trở nên rất phổ biến nhưng những người mới sử dụng chắc chắn sẽ bỡ ngỡ khi dùng đồng hồ vạn năng điện tử. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng đo điện áp và đo dòng điện nhanh chóng, dễ dàng nhất.

Đồng hồ vạn năng điện tử được ứng dụng rộng rãi

Đồng hồ vạn năng điện tử được ứng dụng rộng rãi

Khả năng đo lường của đồng hồ vạn năng

Như cái tên vạn năng, thiết bị này có rất nhiều chức năng hỗ trợ đắc lực cho các kỹ thuật viên điện tử. Đồng hồ vạn năng số giúp người dùng khắc phục sự cố mạch và sự cố kết nối dòng điện một cách hiệu quả.

  • Đo cường độ dòng điện

Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng áp dụng cho cả dòng điện 1 chiều và xoay chiều một cách nhanh chóng và chính xác.

  • Đo điện áp

Người dùng có thể dùng đồng hồ vạn năng số để xác định xem mạch đang được đo là AC hay DC. Hoặc là có thể kiểm tra điện áp chênh lệch ở nhiều điểm khác nhau trên mạch điện. Việc dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp cũng khá đơn giản để thực hiện.

  •  Kiểm tra tính liên tục

Đồng hồ vạn năng sẽ giúp bạn kiểm tra kết quả khi bạn sử đoạn mạch bị đứt. Nếu bạn sử đã thành công thì nó sẽ phát ra tiếng bíp để báo hiệu.

  • Các tính năng khác

Ngoài những chức năng ở trên thì đồng hồ vạn năng còn có thể kiểm tra điện dung, đo điện trở, kiểm tra tần số, đo nhiệt độ.

Đồng hồ vạn năng kyoritsu 2000

Đồng hồ vạn năng kyoritsu 2000

Để đảm bảo công việc một cách tốt nhất, người dùng nên lựa chọn đồng hồ vạn năng đến từ các thương hiệu uy tín như đồng hồ vạn năng Hioki , đồng hồ vạn năng Kyoritsu …, Bạn có thể tham khảo một số model đồng hồ vạn năng được ưa chuộng hiện nay như: đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009, đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S,  Kyoritsu 1021R, Hioki DT4256,…

Xem thêm: Phân loại đồng hồ vạn năng thịnh hành trên thị trường

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện

Khi bạn sử dụng đồng hồ vạn năng số đúng các bước thì bạn sẽ có được kết quả chính xác. Bên cạnh đó bạn còn đảm bảo được tuổi thọ của máy. Sau đây là hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết nhất.

  • Bước 1: Cài đặt mức thang đo cao nhất trong đồng hồ vạn năng.
  • Bước 2: Chọn chế độ đo bằng nút SELECT, nếu đo dòng điện một chiều thì chọn chế độ DC, còn xoay chiều thì là chế độ AC.
  • Bước 3: Dùng que đo được cung cấp cùng đồng hồ vạn năng để nối với tải, que đỏ về chiều dương còn que đen chiều âm.
  • Bước 4: Từ từ điều chỉnh thang đo cho gần nhất với dòng điện bằng cách quan sát kim đo. Nếu kim lên thấp thì tức là thang đo đang lớn hơn với cường độ dòng điện và ngược lại.
  • Bước 5:  Tắt nguồn điện để kết nối que đo với đoạn dây cần đo. Que màu đỏ kết nối với cực dương, que màu đen với cực âm.
  • Bước 6: Bật nguồn điện để đồng hồ vạn năng bắt đầu hoạt động.
  • Bước 7: Đọc kết quả được hiển thị trên màn hình điện tử.
Đồng hồ vạn năng thực hiện nhiều chức năng khác nhau

Đồng hồ vạn năng thực hiện nhiều chức năng khác nhau

>> Xem thêm: Đồng hồ vạn năng loại nào tốt nhất hiện nay? Hướng dẫn cách chọn mua

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp

Bạn có thể dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp của cả dòng điện xoay chiều và một chiều.

Đầu tiên là cách sử dụng đồng hồ vạn năng với dòng điện một chiều.

  • Bước 1: Chọn thang đo trong các thang DC.
  • Bước 2: Kết nối que đo với đồng hồ. Que màu đỏ cắm vào cổng V/Ω, que đen vào cổng COM.
  • Bước 3: Điều chỉnh thang đo. Khi đo với dòng một chiều thì ta nên để thang đo cao hơn một nấc với điện áp thực tế.
  • Bước 4: Đưa que đo vào nguồn điện cần kiểm tra theo nguyên tắc như đo dòng điện. Que đỏ là cực dương, que đen với cực âm.
  • Bước 5: Đợi đồng hồ vạn năng điện tử hoạt động và đọc kết quả đo khi kết thúc.
Đồng hồ vạn năng đo dòng điện AC/DC

Đồng hồ vạn năng đo dòng điện AC/DC

Tiếp theo là cách sử dụng đồng hồ vạn năng với dòng điện xoay chiều.

  • Bước 1: Chọn thang đo trong các thang AC.
  • Bước 2: Kết nối que đo với đồng hồ. Que màu đỏ cắm vào cổng V/Ω, que đen vào cổng COM.
  • Bước 3: Để thang đo lớn hơn điện áp thực tế một nấc như ở dòng điện một chiều.
  • Bước 4: Đặt que đo vào điểm cần đo. Vì là điện áp xoay chiều nên ta không cần quan tâm đến cực tính.
  • Bước 5: Đọc kết quả đo

Qua bài viết trên, thietbichuyendung.com mong muốn đem lại những thông tin hữu ích nhất đến người dùng hoặc có ý định dùng đồng năng. Hi vọng các bạn sẽ tự sử dụng được thiết bị và có được kết quả chính xác nhất.

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán đồng hồ vạn năng uy tín mà bạn có thể tham khảo như maydochuyendung.com, hiokivn.com, Kyoritsuvietnam.net. Bạn có thể tham khảo để ứng dụng sản phẩm trong nhiều lĩnh vực kiểm tra, sửa chữa điện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.