Tác hại của nấm mốc với kính hiển vi và cách bảo quản tăng độ bền

25/10/2021 1066

Các bào tử nấm mốc hình thành với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và độ bền của kính hiển vi. Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với nấm mốc còn ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra nhiều bệnh lý. Để hiểu rõ hơn về tác hại của nấm mốc với kính hiển vi, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Các loại nấm mốc trên kính hiển vi

Không ít người sử dụng kính hiển vi đã gặp tình trạng kính hiển vi bị nấm mốc tấn công. 50% các thấu kính mất phẩm chất vì có một lớp mờ phủ tạo nên bởi một vài loại nấm. Những nấm phổ biến ở kính hiển vi này gồm 2 loại: Aspergillus restrictus và Eurotiumtonophilum Ohtsuki. 

Hai loại nấm mốc tấn công kính hiển vi này đều thuộc vào giống Aspergillus. Các loài Aspergillus có tính ưa khí cao và tìm thấy trong hầu hết các vùng môi trường giàu oxy, ở đó chúng thường phát triển như mốc trên bề mặt các chất cần có nhu cầu oxy cao. 

tác hại của nấm mốc với kính hiển vi

Nấm mốc gây ra nhiều tác hại với kính hiển vi

Dù ở trong môi trường có ít hơi nước nhưng nấm mốc vẫn có điều kiện phát triển và gây hại cho kính hiển vi do áp suất thẩm thấu bên trong sợi nấm có thể đạt tới 200 atm. Khả năng đó cho phép các tế bào nấm hút được hơi nước trong khí quyển một cách dễ dàng. 

Tuy nhiên khả năng hút được hơi ẩm quá cao đó lại có thể phá vỡ các tế bào của nấm khi chúng được đặt trong môi trường có độ ẩm 100% hay được dìm trong nước. Trái lại nếu áp suất thẩm thấu bên trong sợi nấm thấp dưới 10 atm thì chúng vẫn sống được ngay cả khi bị dìm trong nước.

Tác hại của nấm mốc đối với kính hiển vi

Sự sinh sôi nảy nở của nấm mốc trên thấu kính sẽ làm giảm chất lượng của các thấu kính một cách đáng kể do thấu kính bị phủ một lớp mờ mốc, làm mất tính trong suốt và các sợi nấm phân tán ánh sáng làm cho ảnh mất sắc nét.

Tuy nhiên, thường chúng ta vẫn có thể lau chùi được vì dù nấm mọc được trên mặt thấu kính, rễ của nó thường chưa bám chặt vào bề mặt của thấu kính.

tác hại của nấm mốc với kính hiển vi

Chú ý giảm nấm mốc trong quá trình sử dụng

Trường hợp không may rễ nấm để lại những vết ăn mòn khiến độ trong suốt của kính không cứu vãn được nữa do có các sợi nấm bám vào bề mặt thấu kính. Nếu để lâu, hơi nước tích tụ lại, hòa tan với một axit hữu cơ do nấm tiết ra và ăn mòn mặt bóng của thấu kính. Khi đó, chỉ còn cách thay thế các thấu kính mới.

Cách chống nấm mốc cho kính hiển vi

Để bảo vệ chống nấm trong điều kiện tự nhiên cho kính hiển vi, bạn cần tạo ra một môi trường chống nấm mốc đủ tốt, đó là một môi trường khô, có độ ẩm thấp, nhiệt độ đủ thấp, thoáng gió, bề mặt không có chất dinh dưỡng và thỉnh thoảng được phơi nắng.

Ngoài ra, người sử dụng kính phải linh hoạt xử lý sớm trước khi kính bị nấm mốc tấn công. Nếu nhìn vào một tiêu bản bệnh phẩm thông qua thị kính trên KHV và nhìn thấy một hình ảnh nhòe, mờ không rõ nét, khi đó, hãy focus vào thấu kính, nếu vết mờ vẫn còn tồn tại, chúng ta có thể lấy khăn mềm lau trên bề mặt thấu kính cho sạch.

tác hại của nấm mốc với kính hiển vi

Vệ sinh bề mặt kính hiển vi

XEM THÊM:

Khi chọn một vị trí để kính, hãy chọn một nơi an toàn và xa nguồn nước. Một điều nữa nên chú ý là không nên dùng loại dầu lau kính không có tên trong danh mục dầu chuyên dụng cho KHV để lau chùi các thấu KHV vì có thể gây ra các vết xước cho thấu kính.

Nhìn chung, tác hại của nấm mốc với kính hiển vi là rất rõ ràng. Do đó, người sử dụng kính hiển vi cần có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu những tác hại này.