Cấu tạo thước Panme và hướng dẫn đo chi tiết!
09/06/2021 1973
Panme còn được gọi là thước đo chính xác, là dụng cụ được ứng dụng nhiều trong đo đạc các thông số kỹ thuật cho các thiết bị, vật liệu hay máy móc. Để hiểu rõ hơn về Panme và hướng dẫn đo chi tiết, mời bạn tìm hiểu thêm qua bài viết!
Đặc điểm của thước panme
Thước panme là dụng cụ đo được thiết kế chuyên dụng cho từng loại chuyên biệt: panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu…
Panme có nhiều cỡ: 0 – 25 mm, 25 – 50 mm, 50 – 75 mm, 75 – 100 mm, 100 – 125 mm, 125 – 150 mm… Đơn vị đo lường của thước panme thường là mm hoặc inch.
Thước panme có nhiều cấp độ chính xác và độ phân giải khác nhau. Hiện nay trên thị trường đã có độ phân giải 4 số lẻ (0,0001 mm).
Cấu tạo thước Panme
Thước Panme có cấu tạo khá đơn giản bao gồm những bộ phận sau:
- Mỏ đo (anvil)
- Đầu đo di động (spindle)
- Vít hãm/ chốt khóa (lock)
- Thân thước chính (sleeve)
- Thân thước phụ (thimble)
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
- Tay cầm (frame)
Các loại thước Panme phổ biến trên thị trường
Các cách phân loại thước Panme phổ biến:
Theo công dụng
- Panme đo kích thước ngoài (Outside Micrometer)
- Panme đo kích thước trong (Inside Micrometer)
- Panme đo chiều sâu (Depth Micrometer).
Theo bước ren
- Trục ren có bước ren 1mm.
- Trục ren có bước ren 0.5 mm
>>> XEM THÊM: Cách sử dụng panme đo trong chi tiết! Quy trình hiệu chuẩn panme đo trong
Hướng dẫn đo thước Panme đúng cách
Để việc sử dụng thước đo Panme đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng cần căn cứ vào hướng dẫn đo của sản phẩm như:
Bước 1: Kiểm tra trước khi tiến hành đo
- Kiểm tra bề mặt ngoài: Kiểm tra xem panme có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Đặc biệt nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác.
- Kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay không, kiểm tra xem spin doll xem có chuyển động trơn tru hay không.
- Vệ sinh bề mặt đo để tránh trường hợp bị bụi bặm bám vào.
- Kiểm tra điểm 0: Trước khi đo phải kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch thì dù có đo chính xác cũng không cho kết quả đo chính xác. Đối với panme từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo. Đối với panme từ 25-50,… thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0.
Bước 2: Tiến hành đo thước Panme
- Người thực hiện ới lỏng vít kẹp sau đó vặn nút vặn để đầu đo di động của thước panme theo kích thước lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.
- Áp đầu đo cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó văn nút vặn để đầu đo di động di chuyển đến khi đầu đo di động chạm vào mặt chi tiết cần đo.
- Trong quá trình đo cần chú ý giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo
- Nên đọc kết quả đo Panme trước khi lấy ra khỏi vật cần đo. Trường hợp phải lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.
- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm)
Cách chỉnh điểm số 0 của thước Panme
Điểm 0 này rất quan trọng, nó quyết định độ chính xác khi đo. Nếu trong trường hợp điểm 0 bị lệch ta tiến hành điều chỉnh điểm 0 như sau:
Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên:
- Cố định spin doll bằng chốt khóa
- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu
Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới:
- Cố định spin doll bằng chốt khóa
- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu
Trên đây là những thông tin về cấu tạo thước Panme và cách sử dụng thước Panme đúng chuẩn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!
>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về panme đo sâu: Cấu tạo, cách sử dụng chi tiết!