Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của thước cặp

12/06/2020 2691

Để có thể sử dụng thước cặp một cách hợp lý, đạt hiệu quả thì chúng ta cần nắm được cấu tạo của thước cặp, nguyên lý hoạt động của thước cặp. Do đó, nếu như bạn đang tìm hiểu về cấu tạo và cách thức hoạt động của thước cặp thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Cấu tạo của thước cặp

Khi cầm thước cặp trên tay chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc cấu tạo của thước cặp thế nào? Theo đó, phần cấu tạo của thước cặp hết sức đơn giản gồm:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của thước cặp

Thước cặp có cấu tạo đơn giản

  • Vít giữ
  • Bộ phận di chuyển
  • Thước (thước chính và thước phụ)
  • Thân thước có chứa thang đo lớn chạy dọc theo chiều dài của thước được chia theo centimet.
  • Thanh đo độ sâu
  • Hàm ngoài /trong/ cố định: dùng để đo kích thước trong và bên ngoài. Một trong 2 hàm này di chuyển nối với thang đo vernier để đo thì hàm cố định sẽ được cố định nối với thang đo chính.

Thước cặp có cấu tạo về cơ bản gồm các bộ phận kể trên. Còn tùy thuộc vào phân loại thước cặp mà nó có cấu tạo cụ thể khác nhau. Ví dụ như thước cặp đồng hồ có thêm mặt đồng hồ in vạch số, thước cặp điện tử có thêm mặt LCD hiển thị,…

Xem thêm >>> Thước cặp là gì? Các loại thước cặp hiện có trên thị trường

Nguyên lý hoạt động của thước cặp

Bên cạnh cấu tạo của thước cặp thì một điều mà nhiều người quan tâm nữa đó chính là nguyên lý hoạt động của thước cặp. Vậy, nguyên lý hoạt động thế nào? cùng tìm hiểu ngay trong phần thứ 2 này nhé!

Nguyên lý của thước kẹp là cải thiện phân đoạn nhằm tăng độ chính xác. Theo đó, thang đo vernier sử dụng trong thước cặp dùng để sắp xếp các vạch chia, từ đó có thể nâng cao độ chính xác cho kết quả khi đo.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của thước cặp

Nguyên lý hoạt động của thước cặp

Khi vạch đo trên thang đo vernier thẳng với vạch ở thang đo chính, giá trị trên thang đo vernier thêm vào thang đo chính để đưa ra kết quả là thập phân của giá trị đo. Nó được tính bằng milimet.

Chính nhờ vào cách thức hoạt động của thước cặp này tạo ra sự khác nhau trong khoảng cách các vạch chia trên thang đo vernier và thang đo chính. Thường thì đối với các dụng cụ đo cơ khí nó được chia vạch giống như 1 chiếc thước mà chúng ta hay dùng, trên đó có vạch, khoảng cách 1mm.

Tuy nhiên, riêng với thang đo vernier mà thước cặp sử dụng thì khoảng cách giữa các vạch chia là 0.9mm. Do vậy, nếu thang vernier ở vạch 0 thẳng với vạch 0 trên thang đo chính, thì vạch đầu tiên trên thang vernier là 0.1mm.

Theo đó, vạch thứ 2 là 0.1×2 =0.2mm, tương ứng như vậy đến vạch 10 trên thang vernier sẽ chính xác là 1mm sạch vạch 10 trên thang đo chính.

Cách thức hoạt động của những dòng thước kẹp khá đơn giản, độ chính xác cao nên được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu khả năng ứng dụng của thước cặp trong phần tiếp theo dưới đây nhé.

Tham khảo một số thước cặp được sử dụng phổ biến:

Thước cặp đồng hồ Mitutoyo 505-745 Giá bán:3.060.000 đ, Dải đo: 0-150mm

Thước cặp điện tử Mitutoyo 500-181-30 Giá bán:2.200.000 đ, Dải đo: 0-150mm

Thước cặp điện tử Mitutoyo 500-196-30 Giá bán:2.410.000 đ, Dải đo: 0-150mm

Thước cặp điện tử Mitutoyo 500-197-30 Giá bán:2.880.000 đ, Dải đo: 0-200mm

Thước kẹp điện tử Mitutoyo 500-173-30 Giá bán:7.600.000 đ, Dải đo: 0-300mm

Khả năng ứng dụng của của thước cặp trong đời sống

Nhắc tới thước cặp chúng ta thường nghĩ đến các thông số đo lường. Được sử dụng với mục đích chính là đo các thông số kỹ thuật trong công nghiệp cơ khí, trong phòng thí nghiệm,..Vậy, khả năng ứng dụng của thước cặp trong cuộc sống thế nào?

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của thước cặp

Thước cặp có ứng dụng đa dạng

Thước cặp là dòng thiết bị đo đạc đa tính năng, có giúp người thợ có thể đo chính xác, độ sai số cực thấp trong khi làm việc. Cụ thể những ứng dụng của thước cặp như sau:

  • Thước cặp có thể dùng để đo kích thước chiều dài, chiều sâu, đo trong, đo ngoài cho kết quả chính xác.Ví dụ như đo đường kính trong, đường kính bên ngoài của ống thép, ống nhôm, hay ống nhựa,…
  • Thước cặp ứng dụng để đo đường kính, kích thước của sắt thép xây dựng như các loại sắt thép hình khối (tròn, hình hộp,…)
  • Phục vụ trong các xưởng chế tác, để nghiên cứu, phát minh ra các sản phẩm, vật liệu, dụng cụ mới.
  • Thước cặp đo các chi tiết gỗ trong các xưởng mộc, xưởng nội thất, xây dựng,…
  • Dùng để đo đường kính trong và ngoài, đường kính của trục khuỷu, đường kính xi lanh, chiều cao của lò xo…trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô.

Có thể thấy rằng, thước cặp là sản phẩm có cấu tạo hết sức đơn giản. Nguyên lý hoạt động cơ bản của thước cặp là cải thiện phân đoạn nhằm tăng độ chính xác. Nắm được thông tin này. Có thể giúp chúng ta sử dụng thước cặp một cách hữu dụng nhất.