Những điều nên và không nên làm trong ngày rằm tháng 7

19/08/2021 1300

Khi nhắc đến tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn sẽ có rất nhiều người cảm thấy lo lắng, hơi bồn chồn bởi nguồn gốc về quan niệm của tháng 7 âm lịch này. Đặc biệt khi tìm hiểu sẽ có rất nhiều điều kiêng kỵ về tháng 7 mà chúng ta khó có thể bỏ qua. Bạn có thể tìm hiểu những điều không nên làm và nên làm trong ngày rằm tháng 7.

Nguồn gốc tháng cô hồn

Tháng 7 cô hồn được biết đến có nguồn gốc từ Đạo giáo của Trung Quốc. Theo đó, những người theo đạo này cho rằng vào ngày 2 tháng 7 âm lịch, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn quan để quỷ đói và những vong hồn người đã khuất được trở về với dân gian.

Ngày rằm tháng 7 có nguồn gốc từ Trung Quốc

Ngày rằm tháng 7 có nguồn gốc từ Trung Quốc

Trong thời gian này, các vong linh sẽ được tự do đi lại và có thể mang đến những xui xeo cho người trần. Đến ngày 15/7 âm lịch, Quỷ môn quan được đóng lại, khi đó, các vong linh mới phải trở về cõi âm.

Chính vì vậy, người Việt sau khi tiếp thu những tư tưởng của Đạo giáo cũng đã du nhập quan niệm này vào cuộc sống. Chính vì vậy, từ ngày 2/7 đến ngày 14/7 âm lịch hàng năm, người Việt cũng sẽ làm lễ cúng rằm tháng 7 cho các vong hồn. Ngoài ra, người Việt cũng quan niệm đây là ngày để tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên.

Rằm tháng 7 năm 2021 là ngày bao nhiêu dương lịch.

Theo lịch, tháng 7 âm lịch của năm 2021 sẽ kéo dài từ ngày 8/8 đến hết ngày 6/9 dương lịch. Trong đó, ngày rằm tháng 7 sẽ là ngày 22/8. Đây là ngày có âm khí cao nhất nên đa số nhiều người sẽ làm lễ cúng vào ngày 14 hoặc ngày 15/7 âm lịch.

Những điều cấm kỵ không nên làm trong tháng cô hồn

Không làm những việc lớn trong tháng cô hồn

Không làm những việc lớn trong tháng cô hồn

  • Không nên làm những việc lớn như xây nhà, sửa nhà,…
  • Hạn chế đi đường xa, cần xem ngày giờ cụ thể.
  • Không treo chuông gió ở đầu giường tránh thu hút ma quỷ.
  • Không nên đi chơi đêm, đặc biệt là người yếu bóng vía.
  • Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã mà chỉ nên đốt vào ngày cúng.
  • Không nên nhổ lông chân, theo quan niệm “một sợi lông chân quản ba con quỷ”
  • Không nên ăn vụng đồ cúng bởi các đồ này dành cho ma quỷ.
  • Chú ý không phơi quần áo vào ban đêm hay ngoài trời.
  • Không nên gọi tên nhau quá to vào ban đêm để tránh ma quỷ nhớ được tên người.
  • Không nên thức khuya tránh làm tinh thần suy nhược, dễ bị quỷ ám.
  • Không nên hoặc hạn chế bơi lội, bởi ma quỷ thường muốn trêu đùa với người ở dưới nước.
  • Không sát sinh trong tháng cô hồn.
  • Không nên chơi đùa, ngồi nghỉ quá lâu dưới những cây đa bởi đây thường là nơi các vong hồn trú ngụ.
  • Không nên nhặt những tờ tiền rơi tránh nhặt phải tiền cúng của các vong hồn.
  • Không cắm đôi đũa nên giữa bát cơm tương đối giống khi cúng.
  • Không mài dao kéo trong tháng cô hồn.
  • Không nên mua vàng trong tháng cô hồn, dân gian có câu ““vớ được bạc thì sang, vớ được vàng thì xui”.
  • Không cắt tóc vào đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng.

Xem thêm: Cúng Rằm tháng 7 ngày nào? Mâm lễ và cách cúng rằm tháng 7

Những điều nên làm trong tháng cô hồn

Bên cạnh những điều cấm kỵ, bạn cũng có thể thực hiện những điều nên làm trong tháng cô hồn. Như vậy, bạn sẽ yên tâm hơn, không cfn nhiều lo lắng cũng như thể hiện được sự tôn kính và lòng biết ơn với tổ tiên, người đã khuất.

Lễ chùa dâng hương là một việc nên

Không làm những việc lớn trong tháng cô hồn

  • Làm lễ cúng các cô hồn để tỏ lòng thành.
  • Thăm mộ phần của ông bà, tổ tiên, người đã khuất.
  • Hạn chế sát sinh, nên ăn chay để tránh điều xui xẻo.
  • Ăn chay, tích đức để tránh điều dữ.
  • Làm nhiều việc thiện nguyện, giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • Tránh xa các cuộc xung đột.
  • Đi chùa để cầu bình an, sức khỏe, hoặc cầu siêu cho người đã khuất.

Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu về nguồn gốc của tháng cô hồn và ngày rằm tháng 7. Đồng thời, những điều kiêng kỵ và những điều nên làm sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi làm việc trong các ngày của tháng cô hồn.