Tổng hợp cách chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả

19/10/2021 1142

Chống thấm luôn là một trong những bước xây dựng nhà quan trọng, đòi hỏi có kỹ thuật để chống thấm hiệu quả, mang đến độ bền cho ngôi nhà theo thời gian. Trong đó, chống thấm trần nhà bê tông rất quan trọng làm nên vẻ đẹp và độ an toàn cho ngôi nhà. Vậy, có những cách chống thấm trần nhà bê tông nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Chống thấm trần nhà bê tông là gì?

Bê tông được biết đến là một trong những loại vật liệu phổ biến được dùng để làm trần nhà. Với những ngôi nhà làm trần bê tông thường tiết kiệm được chi phí xây dựng, chi phí sửa chữa và độ bền cao bởi bê tông được đánh giá là vật liệu cứng hiện nay.

Đối với các trần bê tông không có mái che hoặc nước vẫn xâm nhập được trên trần nhà khi để lâu ngày có thể gây nên những hiện tượng nước thấm ẩm vào trong trần nhà. Sau một thời gian, nước có thể tích tụ và nhỏ nước xuống sàn nhà, xuất hiện các vết nứt, vết rạn chân chim, trần nhà bị ngả màu, có rêu bám trên trần nhà.

Trần nhà bị ẩm mốc, nứt do không được chống thấm đúng cách

Trần nhà bị ẩm mốc, nứt do không được chống thấm đúng cách

Khi trần bê tông bị ẩm sau một thời gian dây nên các vết nứt, vết rạn chân chim. Những vết nứt này gây thẩm mỹ xấu cho trần nhà, gây nguy hiểm cho gia đình.

Đặc biệt, các vết nứt có thể làm ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà, làm hỏng kết cấu cho căn nhà. Khi đó, tuổi thọ của ngôi nhà bị rút ngắn, ảnh hưởng đến độ bền cũng như tính an toàn của căn nhà.

Chống thấm cho trần nhà rất quan trọng

Chống thấm cho trần nhà rất quan trọng

Với các hiện tượng trần nhà bê tông bị ẩm chắc chắn sẽ mang đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, thay vì mất công sức, tiền bạc để sửa chữa. Các gia đình nên tìm hiểu và sử dụng các biện pháp chống thấm trần nhà bê tông.

Xem thêm: Bất ngờ cách xử lý tường vôi bị bong tróc do ẩm mốc triệt để

Nguyên nhân trần nhà bê tông bị thấm nước

Trần nhà bê tông bị thấm nước thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến lỗi này chính là sử dụng vật liệu kém chất lượng và thi công không đúng kỹ thuật. Đồng thời, có thể do gia đình không sử dụng biện pháp chống thấm.

Lỗi thi công không đạt chất lượng

  • Người thi công không tuân thủ đúng các bước chống thấm.
  • Khi thi công, các mép trước sau không được quét cẩn thận, khiến nước vẫn thấm được vào bên trong.
  • Pha và quét các lớp chống thấm không đúng theo hướng dẫn nhà sản xuất.

Thi công chống thấm không đúng kỹ thuật không đạt hiệu quả

Thi công chống thấm không đúng kỹ thuật không đạt hiệu quả

Sử dụng các vật liệu kém chất lượng

  • Việc sử dụng các vật liệu xây dựng kém chất lượng, không đạt chuẩn như cát, xi măng, thép đan sẽ khiến cho trần dễ bị rạn nứt.
  • Nước mưa sẽ thấm vào trong nhưng vết nứt trên trần nhà và thấm vào trong tạo nên các vết ố, rêu mốc.
  • Đường ống kém chất lượng, dễ bị nứt. Nước từ các đường ống dẫn nước, đường ống vệ sinh bị nứt, rò rỉ gây hiện tượng ố vàng cho trần nhà.

Chọn vật liệu kém chất lượng khiến chông thấm không đạt hiệu quả cao

Chọn vật liệu kém chất lượng khiến chông thấm không đạt hiệu quả cao

Bên cạnh đó, thời gian sử dụng lâu ngày khiến cho nền trần nhà, đường ống xuống cấp khiến cho nước thấm nhanh. Ngôi nhà không được thi công chống thấm trước đó.

Với tầm quan trọng của việc thi công chống thấm trần nhà bê tông. Bạn chắc chắn sẽ cần tham khảo ngay những cách chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả để nâng cao khả năng chống thấm, chống ẩm, bảo vệ độ bền và an toàn cho ngôi nhà.

Tổng hợp cách chống thấm trần nhà bê tông

Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng nhựa đường

Nhựa đường được biết đến là loại chất lỏng có độ nhớt cao, màu đen với thành phần chính là bitum. Chống thấm bằng nhựa được đánh giá cao với nhiều ưu điểm.

Phương pháp chống thấm bằng nhựa đường có hiệu quả cao

Phương pháp chống thấm bằng nhựa đường có hiệu quả cao

Ưu điểm

  • Bám dính cực mạnh, chống thấm tốt thích hợp với môi trường Việt Nam.
  • Có tính đàn hồi tốt, độ dẻo cao.
  • Có khả năng chịu được áp lực từ nước.
  • Bịt các vết nứt và khe hở cực tốt.
  • An toàn, không chứa chất độc hại, độ bền cao, tuổi thọ cao.

Quy trình thi công 

  • Bước 1: Tiến hành vệ sinh bề mặt trần nhà.
  • Bước 2: Sử dụng đèn khò khí ga và tiến hành đốt nóng chảy cho nhựa đường chảy ra.
  • Bước 3: Sử dụng con lăn để trải đều miếng dán màng xuống. Sau đó, dùng bay để miết cho các mặt ở mép, và rìa tấm màng, đảm bảo độ bám dính tốt nhất.
  • Bước 4: Bạn ngâm nước để để kiểm tra khả năng chống thấm.
  • Bước 5: Tiến hành quét vữa xi măng đàn hồi với độ dày từ 2 – 3cm để bảo vệ tấm màng.
  • Bước 6: Tiến hành làm hoàn thiện trần nhà, có thể thi công các biện pháp chống nắng, nóng.

Hướng dẫn cách chống thấm bằng sika

Ưu điểm

  • Sika có rất nhiều sản phẩm chống thấm thuộc dạng lỏng, dễ thi công.
  • Chức năng thẩm thấu tốt nhằm tạo nên các tinh thể để có một lớp màng ảo vệ tốt.
  • Thi công với kỹ thuật rất đơn giản, nhanh chóng.
  • Hiệu quả chống thấm được đánh giá cao, an toàn với con người và môi trường.

Chống thấm bằng sika là phương pháp phổ biến

Chống thấm bằng sika là phương pháp phổ biến

Các bước thực hiện

Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng sika được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn có thể sử dụng máy khoan bê tông hoặc máy đục bê tông để đục các lỗ hổng trên trần nhà ra.
  • Bước 2: Bạn cho Sika Latex trộn với vữa vào những vị trí bị nứt, rãnh và các lỗ hổng đó.
  • Bước 3: Tiến hành trải một lớp phụ gia chống thấm trên sàn trần nhà.
  • Bước 4: Bạn tiếp tục quét tiếp 2 lớp hoặc nhiều lớp hóa chất chống thấm, cách nhau 3 – 5 giờ.
  • Bước 5: Kiểm tra thử nước trên trần nhà có bị thấm vào hay không để hoàn thành thi công.

Lưu ý: Với những đơn vị chuyên thi công xây dựng nên lựa chọn các dòng máy khoan, máy đục chất lượng, chính hãng, công suất từ khoảng 750W trở lên để đáp ứng yêu cầu sử dụng, khoan đục tốt trên bê tông, tường gạch. Bạn có thể tham khảo một số các dòng máy khoan Bosch, máy khoan Makita chất lượng.

Xem thêm: Chống thấm tường nhà bằng cách nào? Nguyên nhân, phương pháp chống thấm

Cách chống thấm trần nhà bằng miếng dán chống thấm

Ưu điểm 

  • Mang đến khả năng chống thấm triệt để, dễ dàng thi công nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí, không phải sử dụng nhiều phụ gia.
  • An toàn với sức khỏe, không chứa độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.

Miếng dán chống thấm chi phí thấp, dễ thi công

Miếng dán chống thấm chi phí thấp, dễ thi công

Các bước thi công

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn khô thoáng, sạch, không có dị vật, bụi. Các vết nứt, bám bụi, rỉ sét có thể sử dụng máy mài cầm tay để loại bỏ.
  • Bước 2: Sử dụng một lớp nhựa đường hoặc lớp lót bitumen và để khô.
  • Bước 3: Tiến hành cắt băng để trám kín theo chiều dài và tiến hành tháo lớp màng bảo vệ để dán lên sàn. Chú ý với các mối nối cần phải được chèn lên nhau khoảng 5cm.
  • Bước 4: Sử dụng con lăn sơn để lăn trên bề mặt với lực đều giúp lớp màng bám dính chắc trên mặt sàn.

Sơn chống thấm cho trần nhà

Sử dụng sơn chống thấm cũng là một trong những cách chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả, đơn giản và được sử dụng phổ biến hiện nay. Sơn chống thấm được đánh giá có ưu điểm khi dễ thi công, mang lại tính thẩm mỹ cao.

Tuy nhiên, loại sơn này cũng có một số những nhược điểm như độ bền không cao, dễ bị bong tróc, bị lão hóa bởi ánh mặt trời… Do vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng sơn chống thấm.

Sơn chống thấm được dùng nhiều hiện nay

Sơn chống thấm được dùng nhiều hiện nay

Hướng dẫn thi công sơn chống thấm cho trần nhà

Bước 1: Sử dụng các công cụ như máy chà nhám, máy mài để làm nhẵn và sạch bề mặt có lớp sơn cũ, dầu mỡ, lớp xi măng bị keo lại.

Bước 2: Trộn hỗn hợp sơn chống thấm đều theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 3: Dùng con lăn và quét sơn lần lượt lên bề mặt sàn. Lưu ý các lớp cần phải chồng lên nhau ở khu vực mép ngoài để tạo sự liên kết, chống nước thẩm thấu vào trong.

Xem thêm: Cách pha sơn chống thấm với xi măng đúng tiêu chuẩn

Sau khi tiến hành chống thấm, bạn cũng cần chú ý không để nước đọng lại trên bề mặt sàn trần nhà quá lâu, trong thời gian dài liên tục. Đồng thời, trong quá trình khoan tường, trần nhà cần chú ý tránh các đường ống nước, đường dây điện để không làm vỡ đường ống.

Trên đây là những cách chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả. Lựa chọn những biện pháp chống thấm phù hợp chắc chắn sẽ giúp bạn bảo vệ ngôi nhà tốt nhất, mang đến thẩm mỹ và sự an toàn cho gia đình.