8 loại gỗ nhân tạo phổ biến nhất hiện nay

27/05/2022 1165

Hiện nay, gỗ nhân tạo đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực xây dựng, nội thất,… Vậy gỗ nhân tạo là gì? Chúng có ưu nhược điểm gì? Có những loại nào phổ biến nhất hiện nay. Hãy theo dõi bài viết sau để biết câu trả lời nhé!

Gỗ nhân tạo là gì? 

Gỗ nhân tạo có tên tiếng anh là man-made wood (gỗ do con người làm) hay engineered wood (gỗ kỹ thuật). Ta cũng có thể gọi là gỗ công nghiệp ( gỗ CN). Chúng được sản xuất bằng cách liên kết các sợi gỗ, ván gỗ với nhau bằng chất kết dính. 

Gỗ nhân tạo

Gỗ nhân tạo

Do gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của con người. Vậy nên, gỗ CN được tạo ra để thay thế gỗ tự nhiên. Phục vụ cho các ngành công nghiệp, xây dựng, trang trí nội thất,… Các loại gỗ này thường được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế với kích thước là 1220mm x 2440mm.

Xem thêm: 8 loại gỗ xây dựng tốt nhất hiện nay

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ nhân tạo

Ưu điểm

  • Là gỗ do con người làm ra nên các sản phẩm từ loại gỗ này có thể thiết kế theo yêu cầu của người dùng. Từ tính năng, chất lượng, hình dáng hay kích thước. Mẫu mã và kiểu dáng gỗ phong phú và đa dạng, đồng thời có tính thẩm mỹ cao. 
  • Gỗ được sản xuất công nghiệp có độ cứng và độ bền ổn định. Có khả năng chịu lực tốt, ít bị cong vênh, biến dạng do thời tiết.
  • Dễ dàng gia công, cắt khoan so với gỗ tự nhiên. Bạn có thể dùng các máy cưa, máy phay để thao tác trên gỗ công nghiệp. 
  • Có thể tận dụng các loại gỗ dư thừa, gỗ hỏng để tạo thành nên giá gỗ nhân tạo rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. 
  • Được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Ví dụ như các sản phẩm: sàn gỗ nhân tạo, cửa gỗ nhân tạo, bàn ghế, giường tủ,… 
Đồ gỗ công nghiệp được dùng nhiều trong cuộc sống

Gỗ nhân tạo dùng làm đồ nội thất

Nhược điểm

  • Bạn phải mất nhiều công đoạn, nguyên liệu để sản xuất hơn gỗ tự nhiên.
  • Các chất kết dính trong gỗ có thể gây hại đến sức khỏe.
  • Gỗ công nghiệp dễ bị ngấm nước làm hư hại. 

8 loại gỗ nhân tạo phổ biến nhất hiện nay

Gỗ dán (Plywood)

Gỗ dán có nhiều lớp gỗ mỏng khoảng 1mm ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng. Loại gỗ này không nứt, không co ngót và chịu lực tốt. Đặc biệt là ít bị mối mọt. Bề mặt gỗ dán thường không bằng phẳng. Độ dày thông dụng là: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm. Gỗ plywood thường được dùng để gia công phần thô của đồ nội thất, làm lõi cho bề mặt veneer.

Gỗ ván ép plywood

Gỗ ván ép plywood

Gỗ ván dăm (OKAL)

Gỗ ván dăm là loại gỗ được chế tạo từ các loại cây rừng ngắn ngày. Người ta sẽ băm nhỏ gỗ thành dăm và trộn với keo dính chuyên dụng. Sau đó ép lại thành tấm. Gỗ okal không co ngót, ít mối mọt, chịu lực vừa phải, bề mặt phẳng mịn. 

Độ dày thông dụng của gỗ ván dăm là 9mm, 12mm, 18mm, 25mm. Loại gỗ này thường làm phần thô đồ nội thất, làm cốt phủ cho MFC, PVC … 

Xem thêm: Kệ gỗ trang trí là gì? Ưu điểm của kệ gỗ trang trí

Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

Gỗ MDF làm từ gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường. Loại gỗ nhân tạo này không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực yếu. Ngoài ra, loại gỗ này tương đối mềm nên rất dễ gia công. Bề mặt gỗ có độ phẳng mịn cao. 

Gỗ MDF mịn và láng

Gỗ MDF mịn và láng

Gỗ MDF có độ dày thông dụng là: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm. Chúng thường làm phần thô của đồ gỗ và làm cốt cho các loại MFC, PVC … 

Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)

Gỗ MFC là loại gỗ ván dăm được phủ một lớp melamine lên trên bề mặt. Chúng có khả năng chịu nhiệt, chống xước tốt và độ cứng cao. Trên bề mặt gỗ có màu sắc và họa tiết phong phú. 

Độ dày thông dụng: 18mm, 25mm. Ván MFC còn có kích thước: 1830mm rộng x 2440mm dài x 18mm/25mm dày.

Gỗ HDF (High Density Fiberboard)

Gỗ HDF không nứt, không co ngót, rất cứng và chịu nhiệt, chịu nước tốt. Gỗ có độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm. Loại gỗ này làm gia công phần thô đồ nội thất cao cấp, làm cốt ván sàn gỗ công nghiệp,… 

Gỗ HDF

Gỗ HDF

Gỗ Veneer

Gỗ veneer là loại gỗ tự nhiên được bóc thành lớp mỏng từ 0,3 – 1mm rộng 130-180mm. Chúng được ép lên bề mặt gỗ dán plywood dày 3mm. Gỗ này có cấu tạo là gỗ thịt, phù hợp với mọi công nghệ hoàn thiện bề mặt. Được sử dụng để làm vật liệu cho nhiều sản phẩm nội thất, giống gỗ tự nhiên, giá thành cạnh tranh, tạo hình phong phú.

Xem thêm: Gỗ gì quý nhất? Top 9 loại gỗ quý nhất thế giới

Gỗ nhựa

Gỗ nhựa có thành phần chính là bột nhựa PVC và một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ. Loại gỗ này chịu ẩm tốt, nhẹ và dễ gia công. Độ dày của gỗ nhựa thường là: 5mm, 9mm, 12mm, 18mm. Chúng được ứng dụng làm gia công đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt phủ các loại Acrylic.

Gỗ nhựa

Gỗ nhựa

Gỗ ghép

Gỗ ghép là những thanh gỗ nhỏ được ghép với nhau thành tấm. Tạo thành các tấm gỗ nhân tạo để sản xuất đồ nội thất. Gỗ ghép có tính chất gần với gỗ tự nhiên. Độ dày thường là 12mm và 18mm. 

Ngoài các loại trên, còn có các dòng sản phẩm như gỗ hóa thạch nhân tạo, gỗ nhân tạo conwood, gỗ smartwood, gỗ nhân tạo smartwood,… đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về gỗ nhân tạo và những loại gỗ phổ biến hiện nay. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.