Cách khắc phục cong vênh khi hàn, không phải ai cũng biết!

16/03/2021 2147

Sau đây, thietbichuyendung.com.vn sẽ chỉ cho bạn cách hàn cửa sắt không bị cong vênh nữa. Để giải quyết được điều này thì đầu tiên bạn phải biết được nguyên nhân tại sao hàn cửa sắt dễ bị cong vênh, từ đó mới đưa ra được cách hàn tối ưu nhất.

Tại sao hàn cửa sắt dễ bị cong vênh?

  1. Thao tác cắt sắt bằng máy cắt sắt chưa đúng tư thế.
  2. Căn chỉnh kích thước cắt ban đầu chưa được chuẩn xác.
  3. Đặt vật hàn trên nền không bằng phẳng.
  4. Đo đạc kích thước các cạnh chiều dài, chiều rộng không chính xác.
  5. Chỉnh dòng hàn của máy hàn điện quá cao, tạo ra nhiệt lớn làm cho sắt bị co rút hoặc nóng chảy làm sai lệch về kích thước gây cong vênh.

Lưu ý về cách hàn sắt không bị vênh

Khu vực làm cửa sắt phải bằng phẳng

Nền nhà thường bị nghiêng nhưng chúng ta không hề hay biết, dẫn đến khi hàn cửa cắt bị cong vênh. Để kiểm tra khu vực làm việc có đang bị nghiêng không, có thể sử dụng thước thủy để kiểm tra.

Đo đạc và cắt sắt phải chính xác

Để đảm bảo hàn không bị cong vênh thì điều đầu tiên phải làm đó là đo đạc chiều dài chiều rộng thanh sắt cần nối ghép một cách chính xác.

Sử dụng thước đo và dùng bút đánh dấu đường cắt. Ngoài ra, tư thế cắt sắt cũng rất quan trọng, để hạn chế tình trạng cắt ba via, biến dạng đường cắt, bạn cần phải đặt sắt nằm thẳng, đặt máy vuông góc để đường cắt được vuông thẳng.

Xem thêm:

Cách hàn cửa sắt không bị cong vênh

Thứ tự hàn

Cách để hàn không bị cong là phải tuân thủ hàn từ trong lòng khung hàn ra.

cách khắc phục cong vênh khi hàn

Chỉ cần đảm bảo được 3 yếu tố trên thì khi hàn cửa sắt sẽ giảm bớt được một số nguyên nhân chính gây ra hàn bị cong vênh.

Cách hàn cửa sắt không bị vênh

Vật dụng chuẩn bị

Để hàn cửa sắt, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ:

Cách thực hiện

Sau khi đã tìm được địa điểm tối ưu nhất để hàn cửa sắt đảm bảo mặt nền bằng phẳng và cắt được những kích thước đo chuẩn xác, chúng ta sẽ tiến hành lắp ghép và hàn.

Bước 1:

Lắp ghép 4 thanh sắt lại với nhau, bạn đo đạc lại một lần nữa xem đã đúng kích thước chưa (ví dụ ghép cửa sắt hình chữ nhật thì bạn cần đo chiều rộng, dài, chéo,…). Nếu đã đúng kích thước, bạn hàn đính 4 góc ngoài trước.

Cách hàn không bị cong vênh

Bước 2:

Sau khi châm góc, các bạn đo ke lại, bằng cách là đo chéo góc, chỉnh lên xuống cho đến khi 2 chiều xéo góc bằng nhau là sẽ được góc ke chuẩn, tiếp tục chấm góc lại.

Cách hàn không bị cong vênh

Bước 3: 

Đo lòng lọt khung cửa bằng thước cuộn, sau đó tìm một thanh kim loại bất kì có chiều dài dài hơn độ dài mà chúng ta vừa đo được là 1mm.

Sau đó chống thanh kim loại vừa có được vào chính giữa lòng khung.

Cách hàn không bị cong vênh

Bước 4:

Tiếp tục hàn đính 4 góc trong của khung cửa sắt.

Bước 5:

Dùng búa gỗ vào các góc bằng cho bằng phẳng, rồi hàn nối các khung sắt lại với nhau.

cách khắc phục cong vênh khi hàn

Bước 6:

Sau khi hoàn tất hàn một bên rồi thì lật bên còn lại để tiếp tục hàn đính cố định giữa các góc.

cách khắc phục cong vênh khi hàn

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi khung cửa bị vẹo, bạn có thể kiểm tra lại một lần nữa bằng mẹo như sau:

Sau khi hoàn thành khung cửa, bạn dựng đứng theo chiều nằm ngang và ngắm xem 2 đường chiều ngang có dóng thẳng song song hay không?

Cách hàn cửa sắt không bị cong vênh

Nếu một bên bị lệch thì nghĩa là cửa bị vẹo. Và cách sửa khung cửa bị vẹo như sau:

Nếu bên nào không bị vênh thì bạn hàn bên đó trước, sau đó sửa bên cong vênh bằng cách dùng một dụng cụ hay còn gọi là đòn bẩy tự chế (như hình) để chỉnh sửa, đồng thời hàn đính vào tiếp.

Đây chỉ là cách chỉnh thủ công, nên tỉ lệ sai lệch khá tương đối, vì vậy bạn cần phải kiểm tra lại độ cong vênh của cửa có còn không (thực hiện lại như cách trên). Chỉnh cho đến khi nào cân bằng thì được.

Cách hàn cửa sắt không bị cong vênh

Sau khi đã cân chỉnh, bạn thực hiện hàn sắt như thông thường, chú ý về dòng hàn và thao tác cũng như tư thế hàn.

Xem thêm: Cách hàn sắt từ A – Z cho người mới bắt đầu.

Cách làm này tuy khá thủ công, nhưng nó sẽ thực sự hữu ích thợ hàn cửa sắt, giúp họ tự tin hơn trong công việc và hoàn thành tốt vai trò của mình.

Cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết!