Cúng ông Táo giờ nào đẹp nhất? Thả cá chép giờ nào tốt nhất
28/01/2021 1923
Hầu hết các gia đình thường cúng ông Táo vào buổi sáng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch). Tuy nhiên, liệu bạn đã biết chính xác cúng ông Táo giờ nào đẹp nhất để tiễn ông Táo về Trời? Thietbichuyendung.com.vn sẽ mang cho bạn thêm thông tin hữu ích này nhé.
Cúng ông Táo ngày nào? Giờ nào đẹp nhất
Như bạn đã biết, phong tục cúng ông Công, ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong tin ngưỡng của của người Việt. Dân gian tin rằng tiễn ông Táo về chầu đầy đủ sẽ được ông nói giảm nói tránh cho các lỗi của gia đình khi bẩm báo với Ngọc Hoàng.
Cúng ông Táo là ngày lễ quan trong trong tí ngưỡng của người Việt
Theo quan niệm của dân gian, các gia chủ cần làm lễ cúng ông Công ông Táo về trời từ tối ngày 22 tháng Chạp đến sáng ngày 23 tháng Chạp ( Âm lịch). Đây được coi là giờ lành đẹp nhất để tiễn ông Táo về chầu.
Như vậy, dù gia chủ bận các công việc cũng cần phải chú ý làm lễ cúng ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ cần tránh để qua trưa, chiều hoặc tối mới cúng tiễn ông Táo sẽ làm dễ giờ lên thiên đình.
Cúng ông Táo trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp
Ngoài ra, cũng có một số nhà nghiên cứu văn hóa đưa ra các quan điểm khác nhau về thời gian cúng ông Táo. Ví dụ, nhà nghiên cứu Vũ Hồng Thuật (Bảo tàng dân tộc học Việt Nam) cho rằng: quan niệm dân gian cho rằng giờ Ngọ từ 11h – 13h ( giờ Long Mão – Ngọ hóa Rồng ) là thời gian tiễn ông Táo đẹp nhất.
Ngược lại, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải cho rằng giờ Ngọ là giờ đẹp nhất nhưng sẽ có nhiều người không có đủ điều kiện để cúng. Vậy nên, không nhất thiết phải cúng ông Táo vào giờ Ngọ. Các gia đình chỉ cần cúng ông Táo vào trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Xem thêm: Bạn có biết mâm lễ cúng ông Táo gồm những gì?
Thả cá chép tiễn ông Táo giờ nào?
Phương tiện để ông Táo về chầu trời chính là cá chép. Vậy nên, người Việt cũng có phong tục cúng ông Táo với 3 con cá chép đỏ và mang đi thả ở sông hồ để làm cá chép hóa rồng, vượt vũ môn trở thành phương tiện để ông Táo cưỡi về trời.
Đây cũng là một nét đẹp trong việc duy trì những đức tính đẹp của người Việt như lòng từ bi. Việc thả cá chép thể hiện một việc làm tốt đẹp thể hiện sự nghiêm túc của mình trong khi tiến hành lễ cúng.
Thả cá chép gắn liền với ngày cúng ông Táo
Vậy nên, các gia đình cũng nên chú trọng trong việc chuẩn bị các lễ vật, mâm cỗ và thời gian cúng ông Táo đẹp nhất. Vậy nên, khi gia chủ thả cá chép cũng cần biết một số những lưu ý dưới đây.
Giờ thả cá chép tốt nhất
Tương tự như giờ cúng ông Táo, cá chép nên được thả vào khung giờ đẹp nhất là từ 23h ngày 22 tháng Chạp và trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Sau khi làm lễ cúng ông Táo và hương đốt được nửa tuần, gia chủ mang cá đi thả.
Cách thả cá chép không phạm cấm kỵ
Chắc hẳn nhiều gia chủ đã từng bắt gặp nhiều người thả cá chép với những cách khác nhau. Trong đó, có những cách đúng, những cách sai nên gia chủ cần chú ý thả cá đúng cách không chỉ tỏ lòng thành mà còn là một hành động đẹp với môi trường.
- Chọn môi trường ao, hồ, sông thích hợp cho cá chép sinh sống.
- Không nên chọn nơi bị ô nhiễm, ao tù có thể khiến cá bị chết.
- Nên thả cá ở nơi thông thoáng, thả cá nhẹ nhàng, để cá bơi từ túi đựng ( chậu ) ra ngoài, không vứt cá từ trên cao xuống.
- Tâm lý khi đi thả cá vui vẻ, không cần cầu xin khi thả.
- Không vứt rác, túi nilong, chân hoặc tàn hương, các vật dụng thờ cúng xuống sông.
Không thả cá từ trên cao và vứt túi nilon ra ngoài môi trường
Thả cá chép là một nghi thức với mong muốn cá chép là phương tiện cho ông Táo về chầu. Vậy nên, gia chủ cần thực hiện đúng cách, tránh làm cá bị tổn thương. Đây cũng là cách để thể hiện lòng tốt được thực hiện đúng cách nhất.