Bạn có biết mâm lễ cúng ông Táo gồm những gì?

28/01/2021 1792

Một trong những ngày truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm Âm lịch chính là ngày cúng ông Táo.  Vào ngày 23 tháng Chạp (Ân lịch) hàng năm, hầu hết các gia đình người Việt sẽ làm mâm lễ cúng ông Công, ông Táo về trời. Vậy, bạn có biết cúng ông Công, ông Táo gồm những gì? bạn phải chuẩn bị những lễ gì cho đầy đủ nhất?

Bạn hãy cùng Thietbichuyendung.com.vn tìm hiểu ngay cúng ông Táo mua những gì, mấy con cá chép, bao nhiêu chén gì để tránh sai sót nhé.

Văn hóa truyền thống cúng ông Táo

Theo truyền thuyết dân gian, ông Táo là một trong những vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống nhân dân để theo dõi cũng như ghi chép việc làm của người trần trong 1 năm qua. Sau đó, đến ngày 23 tháng Chạp sẽ được Táo quân cưỡi cá chép về Thiên đình báo cáo kết quả cho Ngọc Hoàng.

Chính vì vậy, người Việt cho rằng, ông Táo sẽ là người đưa ra định đoạt những “công hoặc tội” của từng gia đình. Từ đó, gia đình Việt bắt đầu có truyền thống làm lễ và mâm cơm thịnh soạn tiễn các ông táo về trời, cũng như được các táo phù hộ, nói giảm, nói tránh cho Ngọc Hoàng.

Cúng ông Công ông Táo là văn hóa truyền thống của người Việt trong dịp Tết

Cũng theo truyền thống nhân gian, Táo quân sẽ gồm có 2 ông một bà thường sẽ ở trong khu vực bếp ăn nhưng sẽ nắm bắt được đầy đủ những thông tin của gia đình. Vậy nên, ngoài việc chuẩn bị đồ lễ, người Việt còn cần chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn.

Bên cạnh đó, tục truyền rằng, các ông Táo thường về chầu bằng cách cưới cá chép. Vậy nên, người Bắc sẽ chuẩn bị 3 con cá chép đỏ để cúng trong chậu và thả xuống ao hồ. Trong khi đó, một số tỉnh ở miền Trung lại sử dụng ngựa giấy. Đối với miền Nam các gia đình thường chuẩn bị cá chép giấy.

Vậy, lễ cúng ông Táo như thế nào là chính xác nhất, mâm cơm cúng ông Táo gồm những gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.

Xem thêm: Sửa nhà có cần xem tuổi không? Kinh nghiệm xem tuổi sửa nhà mang lại vận may

Lễ cúng ông Táo gồm những gì?

Lễ cúng ông Công ông Táo trong truyền thống sẽ không thể thiếu 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 con cá chép giấy đủ cho 2 ông và 1 bà. Mũ ông công cần phải có 2 mũ đàn ông, 1 mỹ đàn ông.

Lễ vật cúng ông Táo cần được chuẩn bị đầy đủ

Lễ vật cúng ông Táo cần được chuẩn bị đầy đủ

Bạn cần lưu ý, mũ của các ông Táo thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà sẽ không có cánh chuồn. Thông thường, các mũ sẽ được trang trí bằng gương nhỏ hình tròn phía trước và có dây trang trí bằng kim tuyến.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý chọn màu sắc của ông Công và ông Táo sẽ được thay đổi theo từng năm ngũ hành. Ví dụ. Nếu năm này là năm hành Hỏa thì nên chọn mũ có màu đỏ.

Như vậy, lễ cúng ông Công, ông Táo sẽ bao gồm:

  • 3 chiếc mũ ông Táo: gồm 2 cái có cánh chuồn dành cho Táo ông và 1 cái không có cánh chuồn cho Táo bà
  • 3 bộ quần áo giấy: 2 bộ nam và 1 bộ nữ
  • Hài (giày) cho Táo: 2 đôi hài nam và 1 đôi hài nữ
  • Tiền vàng mã
  • 1 đĩa trầu cau nhỏ 1 lọ hoa cúc
  • 1 đĩa ngũ quả, bắt buộc có quả bưởi.
  • 3 chén rượu.
  • Hương
  • Nến
  • 3 con cá chép đỏ trong chậu

Mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì?

Bên cạnh chuẩn bị lễ cúng ông Táo, bạn cũng cần chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn và tươm tất để tỏ lòng thành cho ông Công, ông Táo.

  • 1 con gà trống luộc: Gà luộc nguyên con, chéo cánh ngậm hoa hoặc thịt lợn luộc
  • 1 đĩa xôi gấc (ngày nay nhiều người còn thay thế bằng xôi nếp cẩm, xôi lá nếp, xôi đậu)
  • 1 đĩa giò lợn
  • 1 cái bánh chưng
  • 1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc các loại canh khác đều được)
  • 1 đĩa rau xào thập cẩm
  • 1 đĩa chả rán
  • 1 đĩa thịt nấu đông
  • 1 bát gạo đầy
  • 1 bát muối trắng
  • 1 bát chè kho

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Ngoài ra, một số gia đình cũng cúng ông Công, ông Táo thêm các món chè như chè trôi nước, chè hoa cau, chè kho,… để “mâm cao, cỗ đầy” cho được lòng các ông Táo. Ngược lại, ngày nay mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo được tối giản đi rất nhiều, không bắt buộc các gia đình phải chuẩn bị đầy đủ theo truyền thống.

Xem thêm: Cúng ông Táo giờ nào đẹp nhất? Thả cá chép giờ nào tốt nhất

Những lưu ý khi cúng ông Công, ông Táo

Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật và mâm cỗ, bạn cũng cần lưu ý những chi tiết quan trọng trong khi chuẩn bị, khi cũng và sau khi cúng tiễn ông Táo về chầu Ngọc hoàng.

  • Tất cả nghi lễ cúng ông Công, ông Táo sẽ cần phải được thực hiện trước 12 giờ trưa ngày 23/12 âm lịch.
  • Bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông Táo cần được lau dọn sạch sẽ, đồ thờ cũng cần được rửa sạch và bày biện cẩn thận.
  • Mâm cúng và lễ vật cúng sẽ được đặt trong ban thờ trong bếp. (Nếu không có, gia chủ có thể đặt trên bàn thờ gia tiên).

Lưu ý khi chuẩn bị cúng ông Táo

Lưu ý khi chuẩn bị cúng ông Táo

  • Lưu ý trong quá trình cúng cần phải để lửa trong bếp cháy rực tượng trưng cho ấm no, sung túc.
  • Sau khi hương đã cháy được nửa tuần, gia chủ cần hóa lễ vật, cá chép cần được thả từ trên bờ, không thả cá từ trên cao xuống.
  • Giá chủ khi cầu nên bẩm báo những điều tốt, không nên cầu xin phú quý, sung túc.

Tổng kết những chia sẻ trên đây hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về cúng ông Táo gồm những gì. Qua đó, bạn sẽ chuẩn bị đầy đủ các lễ vật dâng ông Táo cũng như lưu giữ một nét văn hóa trong Tết cổ truyền của người Việt.