Dòng điện định mức là gì? Đơn vị, cách tính dòng điện định mức

25/06/2023 335

Khi sử dụng mỗi thiết bị điện đều cần nắm được dòng điện định mức để sử dụng phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Vậy, dòng điện định mức là gì? Đơn vị của dòng điện định mức là gì? Cách tính dòng điện điện mức như thế nào? Bạn hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Dòng điện định mức là gì?

Khi tìm hiểu về dòng điện định mức là gì, hay dòng định mức là gì? Bạn có thể tham khảo câu trả lời ngay dưới đây.

Dòng điện định mức còn được biết đến là cường độ dòng điện định mức là một đại lượng của cường độ dòng điện giúp cho hoạt động và công suất của thiết bị điện chạy với tần suất cao nhất. Cường độ dòng điện định mức còn có nghĩa là giới hạn cho phép của dòng điện. Khi dòng điện định mức của thiết bị điện cao hơn giá trị cho phép của dòng điện sẽ khiến đồ vật bị cháy nổ, hỏng hóc.

Dòng điện định mức là cường độ dòng điện tối đa cho thiết bị hoạt động

Dòng điện định mức là cường độ dòng điện tối đa cho thiết bị hoạt động

Ngoài ra, dòng định mức còn là đại lượng giới hạn của dòng điện. Nếu cường độ dòng điện vượt quá giá trị định mức đã được nhà sản xuất quy định cũng sẽ khiến cho thiết bị điện bị cháy nổ, hư hỏng.

Do vậy, bạn có thể dòng điện định mức luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất. Công suất của mỗi động cơ, máy móc đều dựa trên dòng định mức để tránh quá tải. Nhờ vậy, máy sẽ hoạt động ổn định trong dòng định mức mang lại công suất tốt, tránh hỏng hóc.

Xem thêm: Điện áp định mức là gì? Ký hiệu, đơn vị và công thức tính điện áp định mức

Ký hiệu dòng điện điện mức

Ngoài việc tìm hiểu về I định mức là gì? Bạn cũng cần tìm hiểu ký hiệu dòng điện định mức. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm tra ngay dòng định mức trên các tem nhãn của thiết bị điện.

  • Ký hiệu của dòng điện mức là I.
  • Đơn vị của dòng điện định mức là Ampe ( ký hiệu là A)
Dòng điện định mức có trên nhãn sản phẩm

Dòng điện định mức có trên nhãn sản phẩm

Xem thêm: Cường độ dòng điện là gì? Công thức tính cường độ dòng điện

Cách tính dòng điện định mức

Để biết được cường độ dòng điện định mức là bao nhiêu để phù hợp với thiết bị điện cần tính dòng điện định mức. Cách tính dòng điện định mức rất đơn giản khi chỉ cần áp dụng theo công thức dưới đây.

Cách tính dòng điện định mức đơn giản

Cách tính dòng điện định mức đơn giản

Công thức tính cường độ dòng điện định mức này cùng phổ biến cho các dòng điện 1 pha. Do vậy, bạn cũng có thể tính dòng điện định mức 1 pha theo công thức dưới đây.

I = P/U

Trong đó:

  • I: Là cường độ dòng điện định mức (A)
  • P: Là công suất điện (W)
  • U: Hiệu điện thế (V)

Công thức tính dòng điện điện định mức 3 pha

Tiếp theo, bạn có thể tham khảo cách tính dòng điện định mức 3 pha theo hai cách. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tính được dòng điện định mức cho các thiết bị điện dùng điện 3 pha.

Cách 1: Công thức tính cường độ dòng điện định mức 3 pha

Công suất động cơ  x 2 = Dòng điện dây dẫn.

Ví dụ: Động cơ có công suất là 10kV thì dòng định mức của dây sẽ là 50A.

Cách 2: Đây là cách tính dòng điện định mức 3 pha có độ chính xác cao.

I = P/ (căn 3 x U x cosphi x hiệu suất)

Trong đó:

  • I là dòng điện định mức của dây dẫn (A)
  • P là công suất điện (W)
  • U là điện áp (380 V)

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị đo điện để kiểm tra dòng điện định mức có phù hợp với dòng điện yêu cầu của các thiết bị điện hay không. Bạn có thể sử dụng ampe kìm hay đồng hồ vạn năng để tiến hành đo dòng điện của dây dẫn hay thiết bị điện.

Các loại đồng hồ đo điện đến từ những hãng uy tín như Hioki, Kyoritsu chắc chắn sẽ mang lại khả năng đo chính xác, tuổi thọ cao. Bạn có thể tham khảo một số ampe kìm đang được sử dụng phổ biến hiện nay: ampe kìm Hioki 3280-10F, Hioki CM4373, Hioki 3288

Tìm hiểu về dòng điện định mức là gì cũng như ký hiệu, … chắc chắn sẽ mang lại thông tin hữu ích giúp bạn sử dụng thiết bị điện đạt hiệu quả cao hơn. Bạn cũng có thể gọi ngay đến Hotline Hà Nội: 0902 148 147 – TP.HCM: 0979 244 335 khi cần tư vấn về các loại đồng hồ đo điện sử dụng trong dân dụng hay công nghiệp.