Cấp chính xác là gì? Cách tính sai số của đồng hồ đo điện
07/03/2023 906
Trên mỗi thiết bị đo đều có chỉ số về cấp chính xác được người dùng quan tâm khi chọn mua. Vậy, cấp chính xác là gì? Rdg là gì? Bạn hãy cùng Thietbichuyendung.com.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Cấp chính xác là gì?
Trước khi tìm hiểu chi tiết về cấp chính xác của đồng hồ đo điện, bạn cần hiểu cấp chính xác là gì? Câu trả lời như sau:
Theo quy định chung về cấp chính xác từ Tiêu chuẩn Việt Nam: cấp chính xác có thể được hiểu đơn giản là đặc trưng tổng quát của phương tiện đo phản ánh những đặc trưng đo lường liên quan mật thiết đến độ chính xác của thiết bị đo.”
Như vậy, đối với từng lĩnh vực sẽ có các quy định thực tế khác nhau. Cấp chính xác của thiết bị đo cũng sẽ được quy định theo từng đại lượng vật lý khác nhau.
Xem thêm: Top 3 ampe kìm đa năng chính xác chuyên dụng bán chạy
RDG là gì?
Tiếp theo khi tìm hiểu về cấp chính xác của đồng hồ đo điện như thế nào? Bạn cũng cần hiểu thêm về RDG là gì? Từ đó, bạn có thể nắm được tầm quan trọng của cấp chính xác của đồng hồ đo điện.
RDG chính là cấp độ chính xác của các thiết bị đo kỹ thuật số. Đây là một đại lượng sử dụng khi kiểm tra sự khác nhau giữa giá trị thực và giá trị đo được trên cùng một điều kiện tham chiếu.
RDG được ghi với công thức như sau:
(± xx% rdg ± xx dgt).
Theo đó:
- ± xx%: là mức tỷ lệ mỗi % kết quả đọc tỷ lệ với đầu vào.
- ± xx: chính là phần số được hiển thị, là hằng số đầu vào.
Hiện nay, mỗi một máy đo sẽ có cấp chính xác khác nhau và được viết theo dạng: ±% rdg. Bạn có thể hiểu hơn về RDg khi tham khảo ví dụ dưới đây:
Một đồng hồ vom có thang đo điện áp DC với độ chính xác là là ± 1% và mức điện áp thực có thể đo được là 1.00V. Như vậy, đồng hồ sẽ hiển thị kết quả là 1.00 V ± 1%, hoặc sẽ dao động từ 0.99 V đến 1.01 V.
Ngoài ra, đối với các loại đồng hồ vạn năng điện tử độ chính xác sẽ có công thức tính như sau:
Độ chính xác: ± (% Rdg + số LSD)
Trong đó:
- Rdg (reading): giá trị thực mà thiết bị đo đo được.
- LSD (least significant digit) = chữ số có nghĩa nhỏ nhất
Chỉ số LSD được hiểu là mức độ không chắc chắn bởi nguyên nhân từ các yếu tố như độ lệch bên trong, nhễu hay cách làm tròn. Chính vì vậy, những chiếc đồng hồ vạn năng điện tử luôn được đánh giá có cấp chính xác cao, độ sai số thấp.
Xem thêm: Top 3 đồng hồ vạn năng cao cấp chất lượng đo chính xác bán chạy
Cấp chính xác của đồng hồ đo điện
Đối với cấp chính xác của đồng hồ đo điện được quy định là những sai số nhỏ nhất khi thiết bị đo các giá trị dòng và so sánh với các giá trị tham chiếu được hiển thị trên các thiết bị đo. Bên cạnh đó, các cấp chính xác của đồng hồ đo điện cũng được quy định theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Cấp chính xác của đồng hồ đo điện có thể sẽ ảnh hưởng theo các yếu tố như cấu tạo, công nghệ đo, chất liệu… của từng thiết bị. Khi đồng hồ có cấp chính xác càng nhỏ tức là mức sái số rất thấp và kết quả đo sẽ có độ chính xác cao. Hiện nay, có rất nhiều hãng cung cấp các thiết bị đo chính xác như đồng hồ vạn năng Hioki, ampe kìm Hioki, đồng hồ vạn năng Kyoritsu…
Cách tính sai số của đồng hồ đo điện
Khi muốn tìm hiểu sai số của đồng hồ đo điện ở mức thấp hay cao bạn cần biết được cách tính sai số. Thietbichuyendung.com.vn sẽ hướng dẫn cách tính sai số của đồng hồ đo điện ngay dưới đây.
Cách tính sai số của đồng hồ kim, mức sai số sẽ được tính theo đơn vị % với công thức:
Công thức tính: Thang đo : 100 x (1%).
Ví dụ: Khi đồng hồ vom đo điện áp 250VDC, sai số sẽ là ± 2.5V.
Trên thị trường, đa số các dòng đồng hồ đo điện đều sẽ có thông số trên màn hình là 3½ số. Ký hiệu số 3 có nghĩa là các số có giá trị từ 0-9 và được gọi là ½ số. Hiện nay, các đồng hồ vạn năng đều hiển thị từ 0-1999.
Ngoài ra, độ sai số của đồng hồ cũng phụ thuộc vào độ phân giải dựa theo bộ chuyển đổi từ dữ liệu đo sang số và sẽ được tính trong một lần chuyển đổi. Ví dụ, đồng hồ có thể hiển thị số đếm 2000 với màn hình 3 ½ sẽ có độ phân giải (1/2000)x(100%) = 0.05%.
Với những đồng hồ có độ phân giải càng cao sẽ có có màn hình 4 chữ số để hiển thị được các kết quả từ 0 – 1999. Do đó, những đồng hồ có độ phân giải cao sẽ có độ chính xác cao hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý với những loại đồng hồ 4 ½ sẽ có độ chính xác gấp 10 lần so với đồng hồ 3 ½. Như vậy, với cách tính sai số tuyệt đối của đồng hồ đo điện sẽ mang tính tương đối do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác.
Cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện
Tiếp theo, bạn có thể tính cấp chính xác của đồng hồ đo viện với công thức:
K = 100*deltaXmax/A
Trong đó:
- deltaXmax: sai số tuyệt đối lớn nhất
- A: khoảng thang đo trên dụng cụ đo
Ví dụ: ampe kìm có cấp chính xác là 1.0, do sai số tuyệt đối với mức thang đo 100A. Như vậy, cấp chính xác của ampe kìm này là: 100*1/100 = 1(A).
Trên đây là những thông tin về cấp chính xác là gì cũng như cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện từ Thietbichuyendung.com.vn. Từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về độ chính xác của từng thiết bị đo khi chọn mua.