Gỗ sưa có tác dụng gì? Cách nhận biết gỗ sưa đỏ

31/05/2022 1071

Gỗ sưa là loài gỗ quý hiếm nằm trong nhóm I. Loài gỗ này có tác dụng gì, đặc điểm của nó ra sao? Cách nhận biết gỗ sưa đỏ như thế nào? Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!

Gỗ sưa là gì?

Cây gỗ sưa có tên tiếng Anh là Dalbergia Odorifera. Ngoài ra, người ta còn gọi là cây gỗ huỳnh đàn, giáng hương hoàng đàn hay hoàng hoa lê. Chúng không chỉ là vật liệu quý để thiết kế đồ nội thất mà còn có giá trị về tâm linh. Xưa, chỉ có nhà quyền quý như vua quan mới có thể dùng gỗ Hoàng Đàn. Nay, gỗ này vẫn nằm trong danh sách cây gỗ quý hiếm của Việt Nam và thế giới. 

Gỗ sưa

Cây gỗ sưa

Cây sưa là loài thực vật thân gỗ, nhóm họ Đậu. Gỗ của cây có chất lượng tốt, thớ gỗ mịn, đường vân đẹp. Đặc biệt, gỗ huỳnh đàn có hương thơm tự nhiên, thoáng nhẹ tựa như hương trầm. 

Xem thêm: Gỗ gì quý nhất? Top 9 loại gỗ quý nhất thế giới

Đặc điểm của gỗ hoàng đàn

Cây sưa là loài thực vật thân gỗ, nhóm họ Đậu. Cây phát triển mạnh trong môi trường giàu ánh sáng, đất sâu, dày và có độ ẩm cao. Gỗ của cây có chất lượng tốt, thớ gỗ mịn, đường vân đẹp mắt. Đặc biệt, gỗ huỳnh đàn có hương thơm tự nhiên, thoáng nhẹ tựa như hương trầm. 

Chúng mang nhiều ưu điểm như: độ dẻo dai cao, ít bị cong vênh, chất gỗ đanh và cứng. Gỗ rất bền bỉ và có tuổi thọ cao. 

Gỗ sưa có nhiều ưu điểm

Gỗ sưa có nhiều ưu điểm

Phân loại gỗ 

Gỗ sưa đỏ

Sưa đỏ có giá trị cao hơn hẳn so với các loại khác. Chúng có màu đỏ, vàng, thỉnh thoảng đan xen thớ gỗ màu đen. Đường vân gỗ ở bốn mặt rất đẹp. Nên sưa đỏ còn được mệnh danh là đệ nhất vân. Khi đưa gỗ ra ánh sáng, ta sẽ thấy gỗ óng ánh 7 sắc như cầu vồng rất đẹp mắt. Mùi hương gỗ thoang thoảng như hương trầm. 

Sưa đỏ là loài cây quý hiếm có giá trị thuộc hàng cao nhất trên thị trường. Cây nằm trong nhóm 1A – cấm khai thác và mua bán vì mục đích thương mại. 

Sưa đỏ có giá trị kinh tế cao

Sưa đỏ có giá trị kinh tế cao

Sưa trắng

Sưa trắng chỉ có vân hai mặt. Loại gỗ này cũng không có mùi thơm. Vậy nên giá trị kinh tế không cao bằng sưa đỏ. 

Gỗ sưa đen

Sưa đen có mùi thơm dễ chịu, càng dùng lâu càng thơm. Thớ gỗ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo và có nhiều hoa văn đẹp. Đây là loại thực vật rừng bị nghiêm cấm khai thác và sử dụng vào mục đích thương mại. Giá trị của sưa đen rất cao.

Sưa đen

Sưa đen

Sưa vàng 

Sưa vàng hay còn gọi là cây giáng hương, cây hương vườn. Cây thường được trồng làm cây bóng mát hoặc làm cảnh. Gỗ của chúng không có giá trị bằng sưa đỏ và sưa trắng.

Xem thêm: Bảng phân loại nhóm gỗ tự nhiên tại Việt Nam

Gỗ sưa có tác dụng gì?

Làm đồ nội thất

Gỗ huỳnh đàn có giá trị thẩm mỹ và chất lượng cao. Chúng rất được ưa chuộng trong sản xuất nội thất nhà ở cao cấp như bàn ghế, tủ, giường,… Tuy nhiên, giá của đồ nội thất gỗ huỳnh đàn rất cao. Không phải ai cũng có thể sở hữu được.

Thờ cúng, tâm linh

Gỗ huỳnh đàn thường được dùng để làm thành đồ nội thất phòng thờ như bàn thờ và bộ đồ thờ cúng. Theo phong thủy, vòng tay gỗ sưa có tác dụng mang lại may mắn, trừ tà ma vận rủi. Bạn có thể sử dụng để đeo hoặc làm quà tặng cho gia đình, bạn bè.

Vòng tay gỗ sưa

Chế tác tinh dầu

Với mùi hương tự nhiên rất ấn tượng, gỗ này còn được dùng để sản xuất tinh dầu, làm nước hoa, mỹ phẩm làm đẹp, thuốc đuổi côn trùng,… Bạn có thể dùng gỗ để xông hương sẽ giúp an thần, giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ.

Làm thuốc

Ngoài các công dụng trên, gỗ hoàng đàn còn có thể dùng để làm thuốc. Theo các bài thuốc cổ, gỗ hoàng đàn có nhiều tác dụng để trị bệnh.

Xem thêm: 5 lợi ích khi dùng đồ gỗ tự nhiên

Cách nhận biết gỗ sưa đỏ

Trong các loại sưa, giá gỗ sưa đỏ là đắt nhất. Nó cũng là loại gỗ được nhiều người săn lùng và hay làm giả nhất. Cách nhận biết sưa đỏ như thế nào? Hãy theo dõi ngay nhé!

Cách nhận biết gỗ sưa đỏ

Cách nhận biết gỗ sưa đỏ

  • Cách 1: Bạn dùng dao cắt mẫu sưa đổ thành những lát thật mỏng. Sau đó cho vào một cốc nước ấm. Nếu trên bề mặt có hiện lên 1 lớp màng óng ánh rất mỏng giống như lớp dầu thì tỉ lệ đó là gỗ sưa là rất cao.
  • Cách 2: Bạn cạo sạch lớp bụi bẩn bên ngoài gỗ, lúc này sẽ thấy xuất hiện màu đỏ. Sau đó ngửi vào thớ gỗ này nếu có mùi thơm ngát hương trầm, cảm giác dễ chịu thì đó là sưa đỏ. Hoặc bạn đốt miếng gỗ đó lên. Nếu khói toả hương thơm, tàn tro màu trắng ngày thì đó là sưa đỏ.
  • Cách 3: Bạn quan sát gỗ bằng mắt thường. Nếu gỗ có màu đỏ bã trầu, vân gỗ nổi lên từng lớp đặc trưng đẹp mắt. Thớ gỗ mịn và nhỏ, có màu đỏ hồng, đôi khi xen màu đen. Thì đó là sưa đỏ.
  • Cách 4: Bạn cân miếng gỗ lên và so sánh với các loại gỗ khác. Gỗ sưa có trọng lượng nhẹ hơn gỗ cẩm lai, gỗ trắc, gỗ lim. Và nặng hơn gỗ dổi, gỗ xoan.

Bài viết đã gửi đến bạn những thông tin quan trọng về gỗ sưa cũng như cách phân biệt sưa đỏ. Mong rằng chúng sẽ hữu ích với bạn.