Nước nhiễm nitrat có nguy hiểm không? Cách xử lý nitrat trong nước

02/06/2022 1086

Nitrat là một chất thường xuất hiện trong nước. Vậy nước nhiễm nitrat có nguy hiểm không? Cách xử lý nitrat trong nước như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu với Thiết bị chuyên dụng nhé!

Tại sao xuất hiện nitrat trong nước

Nitrat là một chất hóa học dạng nitơ, có công thức hóa học là NO3. Nó là thành phần quan trọng của thực phẩm và phân bón. Nitrat có thể xuất hiện ở tự nhiên, trong tầng chứa nước mưa và nước ngầm. 

No3 trong nước

No3 trong nước

Nitrat có nhiều trong nguồn nước do hậu quả của các hoạt động nông nghiệp. Ví dụ như dùng nhiều phân bón gây dư thừa. Ngoài ra, nitrat còn có từ chất thải của người và động vật, do quá trình phân hủy thảm thực vật tự nhiên,… Có thể nói, NO3 là chất có cả trong nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước thải. 

Xem thêm: Nước máy có sạch không? Nước máy có uống được không?

Tiêu chuẩn nồng độ nitrat trong nước

Theo QCVN 01:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Hàm lượng nitrat cho phép trong nước ăn uống không được vượt quá 50 mg/L. 

Để kiểm tra nồng độ nitrat, bạn có thể dùng máy kiểm tra nước hoặc máy đo nitrat trong nước. Ngoài ra, bạn có thể mang mẫu nước sinh hoạt của gia đình đem đi phân tích tại phòng thí nghiệm có uy tín. Tốt nhất là 6 tháng bạn kiểm tra một lần. 

Nước nhiễm nitrat có nguy hiểm không? 

Nước nhiễm nitrat, nước có nồng độ nitrat cao vượt quy định là hiện tượng thường gặp hiện nay. Vậy điều này có nguy hiểm không? Thực tế, việc nguồn nước nhiễm nitrat ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. 

No3 trong nước có nguy hiểm không?

No3 trong nước có nguy hiểm không?

Nitrat trong nước có thể gây ra bệnh methemoglobinemia, hay còn gọi là hội chứng xanh da trời ở trẻ nhỏ. Dùng nước nhiễm nitrat pha sữa cho trẻ từ 0 đến 4 tháng tuổi khiến lượng oxy trong máu trẻ bị suy yếu. Thậm chí gây ngạt thở cho bé. Triệu chứng khác của bệnh gồm có: màu da của trẻ hơi xanh, đặc biệt là vùng da quanh mắt và miệng. 

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai dùng nguồn nước nhiễm nitrat có khả năng sinh con có trọng lượng nhẹ hơn bình thường. Ở trẻ từ 12 đến 14 tuổi, việc dùng nước có nitrat khiến chúng phản ứng chậm với ánh sáng và âm thanh. 

Về lâu dài, nếu dùng nguồn nước nhiễm nitrat có thể gây ra các tình trạng như lợi tiểu, tăng cặn tinh bột, xuất huyết lá lách. 

Xem thêm: Vi khuẩn coliform là gì? Coliform trong nước có nguy hiểm không?

Xử lý nitrat trong nước

Có nhiều cách để xử lý nitrat trong nguồn nước sinh hoạt. Thông thường, người ta thường dùng ba phương pháp sau:

Trao đổi ion

Với phương pháp này, bạn dùng nhựa trao đổi ion dạng anion được gắn các ion clorua. Các ion clorua sẽ thay thế cho các ion nitrat và sunfat. Sau khi trao đổi hết, bạn cần tái sinh nhựa trao đổi bằng dung dịch muối tinh khiết.

Nhựa trao đổi ion

Nhựa trao đổi ion

Phương pháp này không nên dùng nếu nước có hàm lượng sunfat cao. Vì nhựa trao đổi ưu tiên hấp thu sunfat trước. Làm giảm hiệu quả hấp thụ nitrat. Ngoài ra, nếu nhựa trao đổi bị não hòa, nó sẽ giải phóng ion nitrat. Dẫn đến tình trạng tăng nồng độ nitrat trong nước đã qua xử lý. 

Lọc thẩm thấu ngược

Với cách này, bạn cần dùng đến màng lọc. Quy trình hoạt động như sau: nước sẽ đi qua các lớp màng lọc RO. Tấm màng sẽ giữ lại các ion như nitrat và cho nước không chứa ion đi qua màng lọc. 

Khi dùng cách này, nước cần xử lý thô từ trước. Nếu không sẽ dễ làm hỏng màng lọc. Ngoài ra, bạn còn cần quan tâm đến các yếu tố như áp lực nước, nhiệt độ, phương thức bảo trì,… khi dùng lọc thẩm thấu ngược. 

Tiêu chuẩn độ cứng trong nước

Lọc nước để loại bỏ NO3

Chưng cất

Đây là phương pháp truyền thống để loại bỏ khoáng chất và các thành phần như nitrat ra khỏi nước. Bạn thực hiện như sau: đun sôi nước, làm mát và ngưng tụ lại. Nguồn nước sau khi ngưng tụ sẽ không chứa chất rắn, muối hay kim loại nặng.

Tuy nhiên, cách này rất tốn kém và không dùng được với lượng nước lớn. Vậy nên người ta thường không dùng phương pháp này để xử lý nitrat trong nước. 

Với trường hợp không đủ điều kiện để thực hiện các phương pháp trên, bạn có thể chọn giải pháp khác. Ví dụ như tìm nguồn nước khác an toàn hơn. Nếu ở nông thôn hay đang dùng nước giếng, bạn có thể khoan giếng sâu hơn để tìm nguồn nước sạch.

Xem thêm: 8 Cách khử clo trong nước nuôi cá và nước sinh hoạt hiệu quả nhất

Khử nitrat trong nước thải

Như đã nói, nitrat có nhiều ở trong nước thải. Nếu không xử lý chúng mà xả trực tiếp ra môi trường, có thể làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai xung quanh. Vậy cách khử NO3 trong nước thải như thế nào? 

Khử nitrat trong nước thải

Khử NO3 trong nước thải

Quá trình khử nitrat là hành động tách oxy ra khỏi nitrit (NO2), nitrat (NO3) dưới tác dụng của các vi khuẩn khử nitrat. Oxy được tách ra từ nitrit và nitrat được dùng lại để oxy hóa các chất hữu cơ. Nitơ được tách ra ở dạng khí sẽ bay vào khí quyển.

NO3– → NO2– → NO →  N2O → N2

Như vậy, nếu nitrat trong nước vượt quá quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống. Vậy nên, chúng ta cần kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Đảm bảo nguồn nước dùng luôn sạch sẽ và an toàn. Bạn có thể dùng các loại máy kiểm tra nước tại nhà đơn giản như: máy đo nitrat trong nước, máy đo độ PH, máy đo nồng độ sắt và mangan, máy đo cod và bod,… Truy cập website Maydochuyendung.com để đặt hàng trực tuyến. Hoặc gọi Hotline 0904 810 817 – 0979 244 335 để được tư vấn nhé!