Nước máy có sạch không? Nước máy có uống được không?

26/05/2022 760

Nước máy là nguồn nước được sử dụng rất phổ biến trong sinh hoạt và sản xuất. Nước máy có sạch không, nước máy có uống được không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy cùng Thiết bị chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!

Nước máy là gì? 

Trước khi giải đáp vấn đề nước máy có uống được không, chúng ta cùng tìm hiểu xem nước máy là gì nhé! 

Nước máy còn được gọi là nước vòi

Nước máy còn được gọi là nước vòi

Nước máy hay còn gọi là nước vòi. Thực chất, đây là nước tự nhiên từ sông, suối, ao hồ, nước ngầm,… đã được xử lý bởi hệ thống của nhà máy lọc nước. Các hệ thống này sẽ dùng bộ lọc thô và hoá chất cần thiết được Bộ Y Tế cho phép để lọc bớt các tạp chất thô như bùn, đất, cặn bã,… Và loại bỏ một số vi khuẩn, kim loại nặng trong nguồn nước tự nhiên. 

Sau khi xử lý, nước máy sẽ được vận chuyển qua các hệ thống ống dẫn đến các nơi tiêu thụ. Phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất của người dân. 

Xem thêm: Nước khoáng là gì? So sánh nước khoáng và nước tinh khiết

Các thành phần có trong nước máy

Hoá chất

Hoá chất là thành phần có sẵn trong nước tự nhiên. Hệ thống lọc nước cũng làm phát sinh chất hóa học mới trong nước máy. Các chất này bao gồm: florua, lưu huỳnh, clo, nitrat, thủy ngân, chì,… Nồng độ các hóa chất trong nước thường khá thấp. 

Nước máy có nhiều clo

Nước máy có nhiều clo

Khoáng chất

Khoáng chất có sẵn trong nước tự nhiên. Sau khi nước được xử lý qua hệ thống lọc nước, nhiều khoáng chất mới được sinh ra. Các khoáng chất trong nước máy gồm: magie, canxi, kali,…

Hợp chất hữu cơ

Trong nước máy có các hợp chất hữu cơ như: chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, dung môi, thuốc diệt cỏ,… 

Vi khuẩn và ký sinh trùng

Ngoài các thành phần trên, trong nước máy còn có các vi khuẩn và ký sinh trùng như: virus, vi khuẩn, tảo, ký sinh trùng,… Dù đã trải qua hệ thống lọc thì trong nước máy vẫn còn vi khuẩn. Có thể do công nghệ lọc hoặc nước bị nhiễm khuẩn do các yếu tố từ bên ngoài. 

Nước máy có sạch không?

Thông qua hệ thống lọc, nước máy sẽ đủ sạch để sử dụng cho sinh hoạt. Tuy trong nước vẫn chứa các hóa chất, khoáng chất, chất hữu cơ và vi khuẩn. Nhưng nồng độ của các chất này đều ở mức an toàn theo quy định của cơ quan thẩm định có thẩm quyền. Bạn có thể dùng nước máy trong sinh hoạt hàng ngày như: giặt giũ, tắm rửa, lau dọn,… .

Nước máy có sạch không?

Nước máy có sạch không?

Ngoài ra, độ sạch của nước còn phụ thuộc vào hệ thống lọc nước và hệ thống ống dẫn nước. Ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,… công nghệ lọc nước rất hiện đại. Nên người dân có thể uống trực tiếp từ vòi nước. 

Còn tại Việt Nam, hệ thống xử lý nước vẫn còn nhiều hạn chế. Nước máy sau khi xử lý vẫn có thể còn vi khuẩn, hóa chất và kim loại nặng,…  Đường ống dẫn nước cũ kỹ có thể khiến cho nước dễ bị nhiễm khuẩn, nước máy bị vàng. Bạn có thể dùng các loại máy kiểm tra chất lượng nước như: máy đo độ PH, máy đo nồng độ sắt và mangan,… để kiểm tra lại chất lượng nước máy sinh hoạt. 

Xem thêm: Giá nước sinh hoạt và cách tiết kiệm nước cho gia đình

Nước máy có uống được không? 

Nước máy uống được không, có dùng để nấu ăn được không? Như đã nhắc đến ở trên, nước máy tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vi khuẩn, kim loại nặng, clo dư,… Vì vậy, nước máy không đủ sạch để uống trực tiếp. Để có thể dùng để uống hay nấu ăn, bạn nên lọc nước máy sinh hoạt thêm một lần nữa. Hành động này sẽ giúp loại bỏ các cặn bẩn và những vi khuẩn, chất kim loại không cần thiết trong nước. 

Uống nước mềm tốt cho sức khỏe

Nước máy có uống được không?

Nước máy đun sôi có uống được không? Đun sôi nước máy để uống là cách làm được nhiều người sử dụng. Nước đun sôi sẽ loại bỏ được một phần vi khuẩn và các chất có hại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi dùng lâu dài, bạn vẫn nên sử dụng máy lọc nước thay vì chỉ đun sôi nước máy. 

Xem thêm: Nước điện giải là gì? Nước điện giải có tác dụng gì?

Lưu ý khi dùng nước máy để đảm bảo an toàn

Chắc hẳn bạn đã biết được nước máy có sạch không, nước máy có uống được không. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi dùng nước máy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Không uống nước máy trực tiếp tại vòi

Như đã nói, nước máy chỉ nên dùng trực tiếp cho các hoạt động trong sinh hoạt như: giặt giũ, tắm rửa, lau dọn,… Trong nước máy vẫn còn tồn tại các hóa chất, vi khuẩn và các kim loại nặng,… Vì thế, không uống nước máy trực tiếp tại vòi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. 

Không nên uống trực tiếp nước máy tại vòi

Không nên uống trực tiếp nước máy tại vòi

Nếu dùng nước máy trực tiếp trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều bệnh như: các bệnh về đường ruột, đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của cơ thể. Thậm chí làm suy giảm hệ miễn dịch và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. 

Nên đun sôi nước trước khi sử dụng

Như đã nhắc đến trong phần nước máy có uống được không. Nhiều người chọn phương pháp đun sôi nước máy để dùng. Đây cũng là một cách để loại bỏ một số vi khuẩn và chất có hại trong nước. Tuy nhiên, việc đun sôi chỉ diệt bỏ được một số vi khuẩn chứ không có loại bỏ được kim loại nặng và cặn thô. Đây không phải là giải pháp an toàn nhất để sử dụng nước máy. 

Đun sôi nước máy trước khi dùng

Đun sôi nước máy trước khi dùng

Không uống nước đun sôi để quá lâu

Nước máy đun sôi để nguội sau 24h sẽ dễ tái nhiễm khuẩn. Bởi một số vi khuẩn có thể sống sót dù ở nhiệt độ 100 độ C. Vì thế, bạn không nên uống nước đun sôi để nguội quá lâu. 

Sử dụng thêm hệ thống lọc nước

Để có thể dùng nước máy để uống và nấu ăn, bạn cần sử dụng thêm hệ thống lọc nước máy hoặc dùng máy lọc nước, thiết bị lọc nước. Đây là phương pháp tối ưu giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình. 

Như vậy, bài viết đã giải đáp những thắc mắc như nước máy có sạch không, nước máy có uống được không. Đồng thời đưa ra giải pháp giúp bạn sử dụng nguồn nước máy một cách an toàn và hiệu quả. Theo dõi Thiết bị chuyên dụng để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!