Panme và những điều cần biết khi chọn mua dùng

12/06/2020 2079

Trong quá trình làm việc bạn được sếp nhờ đi mua một chiếc Panme. Nghe đến cái tên bạn đã thấy lạ, trong đầu nghĩ không biết đó là cái gì và dùng để làm gì. Panme là gì và những điều cần biết khi chọn mua dùng sẽ được chúng tôi bật mí giúp bạn ngay dưới đây.

Panme và những điều cần biết

Panme và những điều cần biết

Panme là gì? Cấu tạo Panme gồm những bộ phận nào?

Panme là dụng cụ đo lường được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí, nhựa, gỗ, nhôm, kính…dùng để đo độ dày của khối, đường kính bên ngoài và bên trong của trục và độ sâu của khe với khoảng cách rất nhỏ, độ chính xác đạt đến 1 / 1.000 milimet

Cấu tạo của Panme gồm các bộ phận:

  • Mỏ đo (anvil)
  • Đầu đo di động (spindle)
  • Vít hãm/ chốt khóa (lock)
  • Thân thước chính (sleeve)
  • Thân thước phụ (thimble)
  • Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
  • Tay cầm/khung (frame)
Cấu tạo Panme

Cấu tạo Panme

Phân loại thước đo Panme

Có 2 cách phân loại thước đo Panme đó là:

Dựa vào bước ren Panme được chia thành 2 loại: 

  • Trục ren có bước ren 1mm, có thang đo được chia thành 100 phần. Loại thước Panme có ưu điểm dễ đọc số đo nhưng lại nặng, thô, nên ngày nay ít được sử dụng.
  • Trục ren có bước ren 0.5 mm có thang chia ra 50 phần.

Dựa theo công dụng Panme được chia thành 3 loại:

  • Panme đo kích thước ngoài
  • Panme đo kích thước trong
  • Panme đo chiều sâu

Để tìm hiểu kỹ càng hơn, bạn đọc có thể tham khảo : Các loại Panme phổ biến trên thị trường hiện nay

Cách sử dụng Panme để cho kết quả chính xác

Với người lần đầu sử dụng Panme sẽ có chút lúng túng, nhưng sau khi làm theo gợi ý của chúng tôi dưới đây, hi vọng bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Kiểm tra thước Panme trước khi đo 

  • Trước khi tiến hành đo bạn cần kiểm tra mặt ngoài thước Panme có bị sứt mẻ gì không bởi nó ảnh hưởng  đến kết quả đo.
  • Tiếp đến xem lại các bộ phận của thước có di chuyển trơn tru hay không và đừng quên vệ sinh bề mặt đo của thước
  • Kiểm tra điểm 0 xem có bị lệch không, bởi nếu bị lệch thì dù bạn có thực hiện quy trình đo chính xác thì kết quả đo cũng sẽ sai.

Cách đo thước Panme đúng chuẩn

  • Bước 1:  Bạn nới lỏng vít kẹp để đầu đo di động theo kích thước của chi tiết cần đo, đồng thời tay trái cầm Panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.
  • Bước 2:  Luôn phải giữ đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo, nếu lệch sẽ cho kết quả sai.
  • Bước 3: Nếu muốn lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định đầu đo trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.
Sử dụng panme không quá phức tạp

Sử dụng panme không quá phức tạp

Cách đọc kết quả trên Panme

Không ít trường hợp, sau khi đã tiến hành đo xong nhưng lại lúng túng không biết đọc kết quả trên panme như thế nào không? Nếu bạn đang lo lắng, chúng tôi sẽ gợi ý giúp bạn cách đơn giản nhất.

Để đọc được kết quả trên Panme bạn cần xem vạch “0” của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính.

Tiếp đến xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính sẽ đọc được phần lẻ của kích thước. Dựa vào mép thước động đọc số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính. Dựa vào vạch chia trên thước chính ta có thể đọc được phần trăm “mm”.

Lưu ý khi sử dụng thước Panme

  • Nhớ lau sạch vật cần đo trước khi dùng thước panme để đo.
  • Thước Panme không thể đo những vật đang chuyển động.
  • Không tùy ý vặn ống vặn thước phụ hay lấy Panme ra khỏi vị trí đo khi vừa đọc kích thước xong.
  • Các mặt trên thước luôn cần bảo quản cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào hoặc trầy xước. 
  • Hạn chế những va chạm có thể làm Panme bị biến dạng mỏ neo hay xước xát.
  • Sau khi Panme nên dùng khăn sạch lau sạch, cất vào hộp.

Có thể bạn quan tâm >>> Thước cặp – panme giống và khác nhau điểm nào?

Bảo quản Panme sau khi sử dụng

Bảo quản panme sau khi sử dụng

Ứng dụng của Panme trong đời sống

  • Panme thường được sử dụng để đo piton, phanh đĩa, độ sâu lỗ khoan, khối trụ,…
  • Đo vật có kích thước, khối lượng rất nhỏ cho kết quả có độ chính xác rất cao.
  • Panme cũng có thể dùng đo lường đường kính rãnh tròn.
  • Ngoài ra, nhiều người cùng dùng Panme đo đường kính trong của ống, lỗ khoan,  các khe hở và đo rãnh.
  • Sử dụng để đo khe bánh răng, độ dày thành ống, bánh răng và trục vít….

Thông tin về Panme và những điều cần biết khi chọn mua dùng, hi vọng sẽ giúp bạn có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm này phù hợp với mục đích công việc của mình.