Thước cặp – panme giống và khác nhau điểm nào?
12/06/2020 2016
Thước cặp và panme là 2 thiết bị đo lường đang được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, hai thiết bị này có những nét giống và khác nhau. Có thể dùng mục đích đo trong công việc này lại rất hợp lý. Nhưng với công việc khác lại không đảm bảo hiệu quả. Tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa thước cặp –panme giúp chúng ta chủ động hơn.
Tìm hiểu về thước cặp
Trước khi so sánh về thước cặp và panme thì chúng ta cần tìm hiểu chung về chúng. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem thước cặp là gì? Thước cặp là dụng cụ đo lường được dùng phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo, ngành oto, hay trong các phòng thí nghiệm,…
Thước cặp có nhiều ứng dụng đa dạng bởi khả năng đo được nhiều loại khác nhau như đo chiều sâu, đo chiều dài, đo kích thước trong, ngoài, đo bậc rãnh. Có nhiều chủng loại thước cặp khác nhau, với kích thước lớn, độ phân giải khác nhau đạt 0.01mm, thậm chí là 0,001mm.
Thước cặp được chia thành nhiều loại khác nhau như thước cặp điện tử (được xem là loại chính xác nhất), thước cặp cơ kim, thước cặp khắc vạch,…Tùy từng loại thước cặp khác nhau mà cấu tạo và hoạt động của nó cũng khác nhau như:
- Thước cặp điện tử: hoạt động dựa trên cảm biến điện dung dọc thân thước. Cảm biến này có thể tìm ra sự thay đổi về kích thước, khoảng cách khi mũi đo thay đổi. Dưới thang đo có tấm chữ nhật khắc trên dải đồng hoặc thủy tinh. Ngàm trước di chuyển theo thang đo. Kết quả hiển thị ngay trên màn hình LCD.
- Thước cặp cơ kim: có 1 thanh gồm nhiều rãnh với các bánh răng. Chuyển động thanh đo sẽ thành chuyển động xoay tròn của các bánh răng này. Thông qua bánh răng, liên kết với kim, mặt đồng hồ khắc vạch và cho phép đưa ra thông số là kết quả đo
- Thước cặp khắc vạch: có cấu tạo đơn giản, hoạt động dựa vào thanh khắc chính và ngàm kẹp.
Tìm hiểu về panme
Cũng là một dụng cụ để đo lường khá thông dụng. Panme cho phép đo khoảng cách nhỏ, độ chính xác cực cao. Được dùng trong ngàng cơ khí nhằm đánh giá độ chính xác của khối, đường kính bên ngoài, bên trong của trục, độ sâu của khe…
Panme khi sử dụng khá đơn giản, đọc thông số hiển thị cũng không quá phức tạp, tương tự như những loại thiết bị đo lường khác. Phân loại panme người ta thường phân loại dựa vào công dụng và kích thước.
Có 2 loại panme phổ biến được áp dụng đó là panme điện tử và panme đo cơ khí. Và trong 2 nhóm này lại có những loại panme khác nhau. Tùy vào mục đích dùng như thế nào mà chúng ta có thể chọn những loại phù hợp.
Có thể bạn quan tâm >>> Panme và những điều cần biết khi chọn mua dùng
Điểm giống và khác nhau của thước cặp và panme
Panme và thước cặp giống và khác nhau ở điểm nào? Việc nắm được thông tin này giúp chúng ta có thể có những lựa chọn sản phẩm phù hợp cho công việc của mình.
Những điểm giống nhau của panme và thước cặp
Giữa panme có điểm giống nhau đó là:
- Đều là dụng cụ dùng để đo lường
- Thiết kế nhỏ gọn, có thể tiện lợi để bỏ vào túi dụng cụ mang đi lại, để vào cốp xe để di chuyển bằng phương tiện cá nhân dễ dàng, khi cất cũng không tốn quá nhiều diện tích
- Sản xuất bằng chất liệu không gỉ
- Ứng dụng trong ngành công nghiệp, cơ khí, chế tạo,…
- Đều có thể đo được các vật dụng có kích thước nhỏ
- Kết quả đo chính xác
Có thể thấy, nhìn chung thì thước cặp và panme đều có cấu tạo khá giống nhau, chức năng đo cũng tương tự nhau.
Những điểm khác nhau của thước cặp và panme
Để so sánh những điểm khác nhau của thước cặp và panme thì chúng ta cần so sánh dựa trên các tiêu chí về cấu tạo, khả năng đo, ứng dụng, độ chính xác,…
Về cấu tạo
- Panme và thước cặp nhìn sơ qua thì có vẻ giống nhau, nhưng về chi tiết nó lại khác nhau.
- Panme có cấu tạo gồm: khung chữ C, đầu đo tĩnh, đầu đo di động, vít hãm/ chốt khóa, thước chính/phụ, núm xoay.
- Thước kẹp có cấu tạo khác biệt gồm con trượt (để di chuyển khi đo), hàm ngoài /trong/ cố định, vít, thanh đo độ sâu.
Xem thêm >>> Cấu tạo của thước kẹp
Về khả năng đo
- Thước kẹp để đo kích thước vật lý. Chủ yếu là đo độ sâu, đo kích thước bên trong, bên ngoài.
- Còn với thước cặp, ngoài chức năng đo kể trên, nó được sản xuất với mục đích đo chi tiết hơn. Giả sử như dùng panme để đo kích thước bên ngoài thì nó đo độ dày, chiều rộng. Đo kích thước bên trong thì panme có thể đo chiều rộng của lỗ, của khe.
- Có thể thấy, panme có thể sử dụng để đo với các thang đo có độ chính xác, tỉ mỉ cao hơn so với thước cặp
Về độ chính xác
Panme được cho là có kết quả đo có độ chính xác cao hơn thước cặp. Giả sử, thước cặp có thể có độ chính xác (+) hoặc (-) 0,01, độ phân giải 0,0005. Nhưng với panme thì độ chính xác có thể lên tới (+) hoặc (-) 0,00005, độ phân giải, 0,00005
Có thể thấy rằng, panme và thước cặp giống nhau cơ bản về tính năng sử dụng trong các ngành nghề cơ khí, kim loại, chế tạo và độ chính xác. Nhưng xét về độ khác nhau thì thước kẹp có tính năng đo đa dạng hơn, còn panme thì chỉ đo được 1 phép đo. Nhưng panme có thể đo chính xác, độ sai số cực thấp, phép đo nhỏ. Panme có thể đo được độ dày và khoảng cách nhỏ. Thước kẹp dùng thang đo trượt, còn panme dùng thang đo xoay
Tóm lại, với những thông tin về sự giống và khác nhau của panme và thước kẹp trên đây đã giúp chúng ta nắm được những điều cơ bản về 2 loại thiết bị đo lường này.