Thú cưng có thể lây truyền virus nCoV cho người hay không?

09/10/2021 1173

Sáng ngày 9/10, mạng xã hội lan truyền câu chuyện về đôi vợ chồng chở theo 15 con chó và một con mèo đến Cà Mau. Sau khi họ được kết luận dương tính và đưa vào bệnh viện điều trị Covid-19 thì đàn chó mèo đã được lực lượng phòng dịch Covid-19 địa phương mang đi thiêu hủy. 

Thiêu hủy vật nuôi để phòng dịch Covid-19 dấy lên những tranh cãi về việc xử lý này có đúng hay không? Liệu dưới góc độ khoa học, thú cưng có phải là vật trung gian truyền bệnh Covid-19 cho người? 

Lây nhiễm nCoV từ độn g vật

Virus Covid-19 có lây nhiễm từ động vật sang người hay không?

Thú cưng có thể lây truyền virus Sars-CoV-2 hay không?

Theo WHO: “Không có bằng chứng chứng minh rằng vật nuôi như chó, mèo có thể làm lây truyền virus Sars-CoV-2 mới.”

Theo GS Wang Linfa của Chương trình bệnh truyền nhiễm tại Trường Y khoa Duke thuộc Đại học Quốc gia Singapore, một vài nghiên cứu đã báo cáo về việc vật nuôi nhiễm nCoV từ chủ. Song, không có bằng chứng cho thấy chiều vật nuôi nhiễm nCoV lây theo chiều ngược lại – lây bệnh cho con người.

Lây nhiễm nCoV từ độn g vật

Chưa có bằng chứng khẳng định việc lây nhiễm Sars-CoV-2 từ thú cưng sang người

Như vậy, việc lo sợ thú cưng lây nhiễm nCoV cho người là vô căn cứ. Vật nuôi trong nhà có thể lây nCoV từ chủ. Song, trường hợp ngược lại ghi nhận trường hợp chó, mèo nhiễm nCoV truyền ngược virus cho con người và nguy cơ lây lan theo cơ chế qua đường hô hấp của vật nuôi rất thấp.. 

Có 3 phương pháp khiến bệnh viêm phổi cấp Covid-19 lây truyền:

  • Phương thức lây truyền chính là do lây truyền qua không khí khi tiếp xúc nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp.
  • Lây trực tiếp do tiếp xúc với người bệnh, bắt tay với người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.
  • Lây lan bệnh do bề mặt nhiễm virus.
Lây nhiễm nCoV từ độn g vật

Hô hấp là một con đường lây nhiễm chính của virus Sars-CoV-2

Phòng chống dịch Covid-19 lây lan rộng

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, mọi người cần tự ý thức thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh bệnh tích cực, hiệu quả nhất:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Hạn chế tiếp xúc với động vật, vật nuôi cũng là cách bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn khác như: E.Coli, Samonella có thể lây từ vật nuôi sang người.

Như vậy, những người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus Sars-CoV-2 nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi thú cưng để tránh lây nhiễm bệnh cho thú cưng. Ngoài ra, những vật nuôi bị nhiễm virus cũng cần được nhốt và chăm sóc riêng để phòng ngừa các loại bệnh lây nhiễm cho con người khác không chỉ Sars – CoV – 2. 

>>> XEM THÊM:

Bộ Y tế khuyến cáo người có 19 bệnh nền cần lưu ý nguy cơ nhiễm Covid-19

Nếu không tiêm đủ liều vaccine Covid-19 thì hiệu quả còn lại bao nhiêu?