4 bước quan trọng bác sĩ khuyên nên làm khi trẻ bị dính Covid-19

17/01/2022 1983

“Cần phải làm gì khi trẻ bị dính Covid-19?” Đây là câu hỏi mà được rất nhiều phụ huynh quan tâm và đặc biệt là trong thời buổi dịch bệnh đang ngày một diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ngày một tăng lên, khi mà đối tượng trẻ em được quan tâm và chăm sóc hơn cả.

Biểu hiện lâm sàng khi trẻ dính Covid-19

Đối với trẻ em, khi mắc virut Covid-19, có các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm cúm thông thường: đó là sốt, ho, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng.

Ở những bé lớn gặp các triệu chứng khác lớn hơn như: đau đầu, mỏi người, mất vị giác, khứu giác (đây là những triệu chứng thường thấy ở người lớn).

Ngoài ra, ở một số trẻ gây ra các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn và nôn.

Phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ

Phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ

Tiến triển Covid-19 ở trẻ em

Hầu hết viêm đường hô hấp trên ở trẻ tự hồi phục sau 1 – 2 tuần. Thường ngày thứ 7 – 10, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ dần hết các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh. Số ít trẻ thường diễn tiến nặng, rơi vào ngày thứ 5 – 8 của bệnh.

Đối tượng nào được cách li tại nhà?

DỊch bệnh diễn ra ngày một căng thẳng, tại Hà Nội số ca nhiễm mỗi ngày đã chạm ngưỡng gần 3.000 người bị, tình trạng Y tế Hà Nội cũng khó khăn hơn trong giai đoạn này. Hiện tại, có hơn 81% số F0 của TP đang cách ly, điều trị tại nhà là đối tượng: trẻ em trên 3 tháng tuổi, người lớn dưới 49 tuổi.

Cần làm gì khi con là F0? (4 bước)

Bước 1: Bố mẹ phải thông báo cho cán bộ nhân viên y tế địa phương. Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, hay những bé có bệnh lý nền (tim mạch) cần được cách ly và theo dõi tại trung tâm hoặc tại các cơ sở y tế.

Bước 2: Đối với những nhà có bé cách li và tự chữa tại nhà, cần kết nối với đội ngũ bác sĩ hỗ trợ F0. Vì bệnh tính khó đoán đc chính xác, triệu chứng lại thay đổi từng ngày, bố mẹ thì không có nhiều kinh nghiệm trong việc giám sát con trẻ, vì vậy rất cần sự hỗ trợ từ các bác sĩ hỗ trợ từ xa để tránh bỏ sót những dấu hiệu nặng của bệnh, cũng như hạn chế sự lo lắng quá mức của gia đình.

Bước 3: Vì trẻ F0 phải cách li trong nhà ít nhất 2 tuần, nên rất cần một không gian thoải mái, sạch sẽ. Người chăm sóc cần tạo không khí thoải mái, vui vẻ, hạn chế những căng thẳng, stress, lo lắng cho các con, tránh ảnh hưởng đến tâm lý của các con.

Trẻ < 3 tháng, trẻ có bệnh lý nền nên được theo dõi tại cơ sở y tế.

Trẻ < 3 tháng, trẻ có bệnh lý nền nên được theo dõi tại cơ sở y tế.

Bước 4: Chuẩn bị thuốc thang & vật dụng y tế đầy đủ để chăm sóc trẻ:

  1. Thuốc hạ sốt: Bình thường các đợt ốm trước bé dùng hạ sốt gì thì đợt này dùng loại hạ sốt đó, theo đúng cân nặng của con. Nếu bé uống thuốc trớ ra thì nên dùng loại nhét hậu môn.
  2. Thuốc ho bổ phế từ thảo dược và thuốc ho long đờm: Bố mẹ có thể chọn 1 loại thảo dược và 1 loại thuốc long đờm tây y. Thời gian đầu, nếu trẻ ho trước tiên nên cho trẻ sử dụng thuốc ho thảo dược.
  3. Không thể thiếu là các dung dịch xịt mũi, súc họng: Bố mẹ nên cho con dùng hàng ngày 2 lần để giảm sự khó chịu, giảm nguy cơ bội nhiễm.
  4. Thực phẩm chức năng tăng đề kháng và vitamin, mục đích là để hỗ trợ cho quá trình điều trị tốt hơn. Với trẻ lớn, dùng thuốc vitamin nhóm B, C; trẻ nhỏ dùng multivitamin dạng siro. Với những trẻ ăn uống, dinh dưỡng tốt, vẫn ăn, chơi tốt, không quá cần thiết phải sử dụng vitamin, không nên lạm dụng quá mức, gây dư thừa, bội thực dinh dưỡng lại gây ra tác dụng phụ.
  5. Nước điện giải đề bù nước khi trẻ bị sốt.
  6. Các vật dụng y tế như nhiệt kế điện tử, máy đo SpO2 theo lứa tuổi (nếu có điều kiện, không bắt buộc, nhưng nếu có sẽ tốt hơn).

Xem thêm: Tại sao F0 theo dõi tại nhà nên sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu?

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ F0

  1. Cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, thực phẩm lỏng, dễ tiêu, đa dạng.
  2. Bù nước điện giải oresol khi trẻ bị sốt cao nhiều ngày, còn với bé đang bú mẹ thì cho bú mẹ nhiều hơn
  3. Dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và khoảng thời gian hợp lý, không mặc nhiều quần áo, bỏ bỉm khi bé sốt.
  4. Nếu bé bị nhiều đờm thì phải thường xuyên rửa và hút mũi hàng ngày. Mũi sạch dễ thở bé sẽ đỡ  quấy và bú dễ dàng hơn.

Những dấu hiệu cần theo dõi

Khi bé bị sốt cần phải theo dõi nhiệt độ của bé liên tục, ghi lại quá trình thời gian dùng hạ sốt, khi sốt và liều lượng thuốc hạ sốt.

Cần theo dõi và ghi lại nhịp thở khi ngủ ngày 2 – 3 lần; theo dõi SpO2 ngày 2 lần (nếu có máy), trẻ F0 tình trạng bình thường khi không có dấu hiệu thiếu oxy: SpO2 ≥ 96%). Bố mẹ nên cần xem con có dấu hiệu gì bất thường trong quá trình sinh hoạt không,

Tham khảo: Máy đo nồng độ Oxy trong máu (SPO2) và nhịp tim Beurer PO30

Các dấu hiệu cần báo nhân viên y tế

  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt (dùng hạ sốt sau khoảng 1 – 2 giờ nhiệt độ không giảm).
  • Trẻ sốt cao quá 48 giờ.
  • Mệt nhiều, ăn/uống/bú kém hơn.
  • Nhịp thở nhanh: Trẻ < 2 tháng: > 60 lần/phút; 2 – 11 tháng: > 50 lần/phút; 1 – 5 tuổi: > 40 lần/phút; > 5 tuổi: > 30 lần/phút
  • Chỉ số SpO2 < 96%
  • Ho cơn dài, trẻ lớn: tức ngực, khó thở.
  • Trẻ ít chơi, quấy khóc nhiều.

Bố mẹ cần lưu ý về thuốc Covid cho trẻ

Bố mẹ cần dùng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua sử dụng.

Thuốc kháng sinh, chống viêm không được chỉ định với Covid-19 mức độ nhẹ, không bội nhiễm.

Hiện tại, chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu với Covid-19 dùng cho trẻ dưới 12 tuổi tại nhà, do đó, vấn đề chăm sóc, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Bố mẹ uôn theo dõi diễn biến của trẻ, không được chủ quan, với những dấu hiệu nhỏ nhất cũng đc cung cấp đến bác sĩ, giúp phát hiện sớm những trường hợp chuyển nặng.

Hi vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người đọc!