Bài thuốc kết hợp nước dừa, đường phèn, gừng có trị Covid-19?

28/08/2021 1424

Hiện nay rất nhiều người truyền tai nhau về công dụng của bài thuốc trị Covid-19 đến từ thiên nhiên, là sự kết hợp giữa nước dừa, đường phèn và gừng. Vậy chứng thực như thế nào, có tác dụng và hiệu quả trong việc điều trị Covid tại nhà hay không, cùng tìm hiểu!

Theo một chuyên gia khẳng định rằng: Dừa, đường phèn và gừng rất tốt trong việc tăng cường chất khoáng, và cải thiện hệ miễn dịch, nhưng chưa có đủ cơ sở để khẳng định sự kết hợp của bài thuốc này có tác dụng đặc hiệu và trị được Covid.

Tác dụng của dừa

Mặt lợi

Chúng ta biết đến dừa là nước giải khát ngon tuyệt, nhưng có thể chưa biết đến nhiều công dụng của nước dừa.

Trong nước dừa có Cytokinin – là một nhóm thuộc về hormone thực vật, bao gồm kinetin, trans-zeatin, dihydrozeatin, các gibberellins… Có tác dụng trong việc chống lão hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư và chống đông máu.

Ngoài ra là một số vi chất khác như ali, natri, canxi, magne, selen, đồng, kẽm,… giúp bạn cung cấp đủ chất cho cơ thể, giúp duy trì một số chức năng quan trọng, đặc biệt là những người thể trạng yếu. Đây cũng là được coi như một loại nước bù giải cho người mất nước, ra mồ hôi nhiều.

Bên cạnh đó là những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể luôn cần dung nạp mà trong nước dừa đều có, đó là: đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C…

Chính bởi nhiều dưỡng chất cần thiết và quan trọng nên nước dừa rất tốt cho sức khỏe, trong đó có khả năng kích thích miễn dịch.

Điều trị Covid tại nhà

Hạn chế

Nước dừa có nhiều Kali nên nên những người tiểu đường hay suy thận, đang uống các thuốc giữ kali tránh uống quá nhiều.

Người huyết áp thấp hoặc trước khi phẫu thuật ít nhất hai tuần cũng không nên uống nước dừa vì có thể ảnh hưởng nhiều đến huyết áp.

Uống một lượng lớn cũng có thể gây áp lực dạ dày.

Vì vậy đối với người khỏe mạnh có thể uống khoảng 240ml nước dừa/ngày. Còn những người có bệnh lý như huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải cần thận trọng và cần hỏi ý kiến của chuyên gia.

Tác dụng của đường phèn

Mặt lợi

Đường phèn là kết tinh từ đường mía, thành phần chính là saccarose, được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian chữa ho, viêm họng, viêm phế quản.

Hạn chế

Bản chất của đường phèn cũng là đường tinh luyện nên vẫn gây ra một số vấn đề cho sức khỏe, đặc biệt là người béo phì, tiểu đường, tim mạch nên hạn chế.

Điều trị Covid tại nhà

Tác dụng của gừng

Mặt lợi

Gừng có vị cay, có tính ấm, có tác dụng chữa cảm lạnh, giảm đau, chống nôn, kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do hàn. Gừng được biết đến trong việc kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư…. Ngoài ra, gừng còn góp phần điều hòa hệ miễn dịch.

Hạn chế

Nếu sử dụng quá nhiều gừng trong ngày, cụ thể từ 6g trở lên có thể gây tiêu chảy nhẹ, nóng ngực, khó chịu ở dạ dày

Nước dừa, gừng và đường phèn có trị được Covid không?

Qua những phân tích trên có thể thấy sự kết hợp của 3 loại này sẽ là một thức uống rất tốt trong việc bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch cho người.

Mặc dù chưa được khẳng định trong việc tác dụng đặc hiệu và trị được Covid. Tuy nhiên, đã rất nhiều hộ gia đình tìm hiểu và điều trị bằng phương pháp này thông qua đường uống và xông mũi hàng này, đều cho kết quả rất khả quan. Nhưng phải chú ý tới liều lượng sử dụng,có trường hợp cần thận trọng, vì không phải sức khỏe và cơ địa của ai cũng giống nhau.

Vì vậy, trước khi dung nạp thức uống gì vào người thì trước hết hãy lắng nghe cơ thể mình, sống lành mạnh, cung cấp đủ chất, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch muối, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị, nguyên tắc 5K,… và hãy tiêm vaccine ngay khi có thể.

Đối với những ca F0 trị bệnh tại nhà thì càng phải chú trọng hơn trong việc điều trị Covid tại nhà, ngoài bổ sung những dưỡng chất có lợi, bài thuốc dân gian, cần phải kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng cách đo nồng độ Sp02 trong máu và báo cho nhân viên y tế khi chỉ số ở mức báo động, có dấu hiệu trở nặng như khó thở, sốt cao,..

Xem thêm: Máy đo nồng độ Oxy trong máu (SPO2) và nhịp tim Beurer PO30

Nguồn tin: tổng hợp