Bát sứ cổ Trung Quốc lẫn trong hàng bãi được định giá $700.000

27/05/2022 690

Một bát sứ cổ đặc biệt quý hiếm của Trung Quốc có niên đại từ thế kỷ 15. Mới đây đã được bán tại một cuộc bán đấu giá với mức giá 721.800 USD. Vượt quá giá bán ước tính hàng đầu của nó là nửa triệu USD.

Kho báu ẩn trong khu đồ cũ

Được một người mê đồ cổ mua với giá chỉ 35 đô la gần New Haven, Connecticut vào năm ngoái. Chiếc bát hoa nhỏ màu xanh trắng hiện có giá trị gấp 29.000 lần mức giá đó.

Bát sứ cổ Trung Quốc lẫn trong hàng bãi được định giá $700.000

Chiếc bát màu xanh trắng quý hiếm từ triều đại nhà Minh của Trung Quốc được bán đấu giá tại Sotheby’s New York

Khi xem xét kỹ hơn về hiện vật. Người ta gọi nó là “bát sen”. Do hình dáng chiếc bát giống với một búp sen. Nó có các họa tiết hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cúc và hoa lựu. Các chuyên gia khảo cổ cho biết chiếc bát này được chế tác cho triều đình của hoàng đế Vĩnh Lạc, vị hoàng đế thứ ba của triều Minh. Ông trị vì từ năm 1402 đến năm 1424. Đây là một trong 7 chiếc duy nhất còn tồn tại trên thế giới.

Trung tâm đấu giá không tiết lộ danh tính của người bán cũng như người mua. Nhưng người đứng đầu bộ phận nghệ thuật Trung Quốc – Angela McAteer, đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại trước rằng người đàn ông tìm thấy chiếc bát tại khu bán đồ cũ.

Ngay sau khi mua, ông đã gửi ảnh chiếc bát cho các chuyên gia đấu giá. Họ xác định nó là một vật cực kỳ có ý nghĩa lịch sử. Ngay sau đó Sotheby’s – một trong những công ty môi giới lớn nhất thế giới về mỹ thuật trang trí, đồ trang sức, bất động sản và đồ sưu tầm. Đã bán chiếc bát ngày 17/3 trong khuôn khổ các sự kiện Tuần lễ châu Á.

Dưới thời Hoàng đế Vĩnh Lạc, việc chế tác đồ sứ phát triển mạnh mẽ với các kỹ thuật đặc biệt được hoàn thiện trong thời kỳ trị vì của ông

McAteer nói: “Chiếc bát có phần thân bằng sứ cực kỳ mịn” và “lớp men bóng mượt không tỳ vết”. Đây là kỹ thuật sứ rất đặc biệt và nổi tiếng. Ngoài màu xanh coban rực rỡ. Nó có tất cả các đặc điểm mà người ta mong đợi về những dấu ấn đặc trưng thời hoàng đế Vĩnh Lạc.

Xem thêm: Báu vật Trung Hoa để quên góc bếp được bán với giá 1,8 triệu đô

Một bí ẩn

Trong thời kỳ trị vì của mình, Hoàng đế Vĩnh Lạc đã chuyển đổi nghề thủ công đồ sứ. Đặt số lượng lớn cho triều đình và kiểm soát các lò nung của hoàng gia tại Cảnh Đức trấn. Đây là thành phố sản xuất đồ sứ quan trọng nhất của Trung Quốc.

McAteer nhận xét: “Hoàng đế Vĩnh Lạc thực sự đề cao tầm quan trọng nghệ thuật của đồ sứ. Ông ấy đã nâng tầm nó từ một chiếc bát tiện dụng thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.”

Với đường kính chỉ hơn 6 inch, chiếc bát có kích thước rất nhỏ. Nhưng những chi tiết lại có giá trị cả về mặt nghệ thuật và thực tế đối với việc nghiên cứu triều đình nhà Minh.

Bát sứ cổ Trung Quốc lẫn trong hàng bãi được định giá $700.000

Tuy nhiên, người ta biết rất ít về nguồn gốc xuất xứ của nó. Làm thế nào nó có thể lưu lạc đến tận sân bãi tại Mỹ. Đó là một bí ẩn đáng thất vọng. Có rất ít tài liệu từ thời kỳ này để có thể đối chiếu và tìm hiểu đáp án.

Theo Sotheby’s, những chiếc bát còn lại được các tổ chức khác nắm giữ. Bao gồm Bảo tàng Quốc gia ở Đài Bắc, Bảo tàng Anh và Bảo tàng Victoria & Albert ở London.

Nhiều tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đã được đưa tới phương Tây vào thế kỷ 19 và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Cổ vật Trung Quốc thất lạc khắp nơi trên thế giới. Theo các chuyên gia, kinh phí hạn chế là một trở ngại cho Trung Quốc trong việc mua lại cổ vật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực nhằm đưa các cổ vật từ nước ngoài về nước.