Cách dự trữ và bảo quản đồ ăn trong mùa dịch!

18/08/2021 1481

Đất nước ta đang trong giai đoạn căng thẳng thực hiện chiến dịch đẩy lùi Covid-19. Ngay khi Chỉ thị 16 giãn cách xã hội được ban hành, chúng ta vẫn luôn chấp hành nghiêm ngặt, bên cạnh đó là những thách thức về kinh tế đối với người dân.

Chúng ta khó khăn hơn trong việc tìm mua lương thực, thực phẩm, những nhu cầu thiết yếu cho gia đình. Vì vậy việc dữ trữ và bảo quản đồ ăn trong mùa dịch là hết sức cần thiết, giúp giữ được đồ tươi ngon lâu ngày, đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch. Sau đây là cách dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh chi tiết nhất!

cách dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh

Cách bảo quản chung

Lời khuyên các chuyên gia là tốt nhất không nên dự trữ thức ăn trong tủ lạnh quá 3 ngày. Nhưng trong mùa dịch việc dự trữ đồ ăn ngắn ngày là điều khó tránh khỏi. Vì vậy bạn vẫn có thể bảo quản thức ăn dài hạn nhưng cần tuân thủ như sau để đảm bảo sức khỏe.

Thức ăn lưu trữ ngăn mát nên để khoảng 5 – 7 ngày. Nếu ăn còn dư để lại thì nên để trong 1 ngày.

Cách bảo quản tốt nhất là đậy kín thức ăn và phân biệt riêng sống và chín để tránh nhiễm khuẩn chéo, không ảnh hưởng mùi vị với các thức ăn khác.

Thức ăn nào dễ ôi thiu thì cần phải bảo quản trong hoặc gần ngăn đá (tùy loại).

Với ngăn đông nên dự trữ trong khoảng 2 tháng.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh nhằm loại bỏ bớt khi khuẩn.

Nhiệt độ tủ lạnh phải duy trì ổn định, tránh thay đổi liên tục dễ làm hỏng thức ăn.

Nên tính toán kĩ việc sắp đặt thức ăn cho thật hợp lý. Chia từng phần để khi lấy ra có thể sử dụng hết trong một lần ăn.

Xem thêm: Có cần test kiểm tra dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19 không?

cách dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh

Cách bảo quản thực phẩm tươi sống

Bước 1: Rửa sạch để ráo thịt, cá, hải sản,…

Bước 2: Nên Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa.

Tại sao lại vậy? Vì sau khi giã đông, cần chế biến hết, không cấp đông lại vì lúc này tinh thể nước tan ra đã làm vỡ màng tế bào và thực phẩm rất dễ hỏng.

Sau khi chia thành các gói nhỏ, có thể dùng giấy bút viết tên loại thực phẩm đó lên và đặt vào túi ở vị trí dễ đọc, giúp bạn phân biệt được và dễ dàng lấy ra để dùng trong một lần.

cách dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh

Cách rã đông:

Việc rã đông đúng cách sẽ giúp thực sẽ giúp không làm mất giá trị dinh dưỡng và đặc biệt không gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bạn có thể thực hiện theo 2 phương pháp:

  • Rã đông chậm: bằng ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4-5 giờ)
  • Rã đông nhanh: rã đông bằng lò vi sóng, rã đông bằng nước, rã đông ở ngoài không khí… (từ 3 – 30 phút).

cách dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh

Cách lưu trữ và bảo quản trái cây tươi trong tủ lạnh

Việc mua trái cây rất quan trọng trong việc lưu trữ và bảo quản sau này. Mua được trái cây tươi sẽ giúp bảo quản dễ hơn, lâu hơn.

Đối với trái cây có dấu hiệu hư hỏng cần loại bỏ những lỗi đó trước khi cho vào tủ lạnh. Vì những phần hư hỏng trái cây sẽ làm sản sinh khí ethylene tạo nên hiện tượng chín tự nhiên, hình thành nấm, vi khuẩn làm các phần đã hỏng này lây sang những phần khác hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

Chỉ cần bạn rửa sạch và bọc trái cây bằng các loại túi lưới, túi vải, hoặc túi nylon đục lỗ. Giúp quả không bị tình trạng hô hấp yếm khí.

Nên bảo quản nhiệt độ từ 3 – 5 độ C.

Không cắt nhỏ rau củ trước khi cho vào tủ lạnh.

Không bảo chung với rau củ, vì trái cây sẽ tỏa ra khí Etylen làm rau, củ bị hư, úng.

Mỗi loại quả sẽ bảo quản ở số ngày khác nhau. Ví dụ như táo 3 tuần, chuối 5 ngày, bơ 3 ngày, ổi 5 ngày, chanh 3 tuần, đu đủ 1 tuần, xoài 4 ngày,…

Bảo quản rau, củ trong tủ lạnh

Rau củ nói chung

Tủ lạnh nào cũng có một ngăn đựng rau củ riêng biệt, hãy đựng chúng vào đấy.

Tuy nhiên cần lưu ý là một số loại rau, củ không nên/không cần thiết để tủ lạnh như tỏi, hành tây, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,… Vì khi đưa vào tủ lạnh với nhiệt độ không phù hợp sẽ dễ bị hỏng.

Còn ví dụ như gừng thì nên bọc giấy thấm khô, dùng chun cột lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Rau thơm

Các loại rau thơm có đặc điểm thường nhanh bị úng, nếu bạn bảo quản như các loại rau củ khác sẽ nhanh bị hư.

Cách 1 (bảo quản 1 – 3 ngày): Nhặt bỏ những phần bị héo, úng, dập. Sau đó rửa sạch và để ráo nước. Sau đó phủ trên mặt rau hoặc bọc bằng lớp giấy thấm rồi cho vào hộp hoặc túi nilon rồi cột lại, xong cho vào tủ lạnh bảo quản.

Cách 2 (bảo quản 5-7 ngày): Cũng nhặt rau, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó bạn trộn rau thơm với dầu ô liu và đựng trong hộp/hủ có nắp đậy kín, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.

Ô liu sẽ giúp giữ nguyên vẹn mùi thơm và chất lượng của rau thơm.

cách dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh

Bảo quản thức ăn đã nấu chín hợp lý

Thức ăn nấu chín chỉ nên dự trữ khoảng tối đa 2 ngày. Đối với cá, thịt kho nhừ, đun nhiều lần thì có thể bảo quản lâu hơn 4 – 5 ngày.

Nhiệt độ lưu trữ từ 2 – 4 độ C.

Nên đậy kín thực phẩm để trành mùi lây lan trong tủ lạnh.

cách dự trữ đồ ăn trong tủ lạnh