Chuyên gia mách nhà nông cách lọc nước mặn thành nước ngọt

15/04/2021 1459

Để thoát khỏi cảnh nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, công việc canh tác, sản xuất của nhà nông, các chuyên gia đã chỉ ra các cách lọc nước mặn thành nước ngọt có 1-0-2 mà mọi người có thể áp dụng để “cứu” cây trồng của gia đình khỏi mùa ngập mặn này.

Nguyên nhân nào khiến đất bị nhiễm mặn?

Nguyên nhân nào khiến đất bị nhiễm mặn?

Đất bị nhiễm mặn do yếu tố tự nhiên và chủ quan của con người

Trước khi đến với cách biến nước mặn thành nước ngọt của các chuyên gia, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn hiện nay.

Theo chia sẻ của các chuyên gia môi trường, có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng nước xâm nhập mặn nghiêm trọng như hiện nay tại các tỉnh Trung – Nam Bộ. Đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân chủ quan khiến nước bị nhiễm mặn

Nguyên nhân này chủ yếu xuất phát từ quá trình canh tác, trồng trọt. Việc người nông dân khai phá và canh tác đất trồng mất kiểm soát đã gây tác động đến đặc điểm tự nhiên của đất. Nước tưới cây thường được người nông dân dẫn trực tiếp từ dưới sông. Tuy nhiên, nước này lại chứa một lượng muối khoáng lớn nên nếu tưới quá nhiều, cây trồng không kịp hấp thụ hết sẽ tích tụ lại trên đất. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng đất nhiễm mặn.

Bên cạnh đó, việc con người sử dụng và khai thác thủy điện quá mức ở thượng nguồn cũng là cho mực nước ở các sông thấp xuống. Điều này làm cho đất bị rửa trôi, nhiễm mặn do nước biển xâm lấn sâu vào thành nội địa.

Nguyên nhân khách quan 

Nguyên nhân khách quan 

Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng nhiễm mặn ở đất có thể do các yếu tố khách nhân trong tự nhiên. 

Nước biển dâng cao xâm nhập sâu vào đất liền theo đường sông hoặc mạch nước ngầm làm tích tụ các thành phần chất gây mặn vào trong đất. Thông thường, các thành phần gây mặn theo xâm thực của biển tích tụ vào đất là: muối Natri Na+ và Clorua Cl-, ngoài ra có các ion khác như K+, Ca2+, Mg2+,… Do đó có thể dễ dàng nhận thấy, các khu vực nhiễm mặn thường ở nơi ven biển, cửa sông.

Một số nơi khác cũng dễ xảy ra tình trạng ngập mặn là ở các vùng ít mưa, khô hạn hoặc bán khô hạn.

Có thể bạn quan tâm: Đất nhiễm mặn trồng cây gì phù hợp nhất?

Cách lọc nước mặn thành nước ngọt

Cách lọc nước mặn thành nước ngọt

Lọc nước mặn thành nước ngọt bằng cách chưng cất nhiệt

Biến nước mặn thành nước ngọt là phương pháp cần thiết để giúp người nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn của hạn mặn kéo dài. 

Cách lọc nước mặn thành nước ngọt đơn giản nhất mà mọi người có thể áp dụng là phương pháp chưng cất. Để thực hiện phương pháp này thì trước tiên chúng ta cần phải kiểm tra độ mặn của nước. Thông thường người ta chia độ mặn của nước ra thành 4 loại cơ bản:

  • Nước ngọt: hàm lượng muối NaCl trong nước < 1g/l
  • Nước lợ: hàm lượng muối NaCl trong nước từ 1g/l – 10g/l
  • Nước mặn: hàm lượng muối NaCl trong nước từ 10g/l – 30g/l
  • Nước muối: hàm lượng muối NaCl > 30g/l

Để kiểm tra độ mặn của nước chính xác, chúng ta cũng có thể sử dụng các sản phẩm như bút đo độ mặn hay khúc xạ kế đo độ mặn

Lọc nước mặn thành nước ngọt bằng cách chưng cất là phương pháp được sử dụng phổ biến tại các nhà máy hiện nay. Quá trình thực hiện rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị bếp, ống dẫn và bình chứa

Bước 1: Loại bỏ cặn có trong nước

Nước nhiễm mặn cần đổ vào bồn chứa để yên từ 2 – 3 giờ để lắng cặn xuống dưới. Nếu nước nhiễm mặn là nước cấp thủy cục thì có thể bỏ qua công đoạn này. Sau khi cặn bẩn lắng xuống, chúng ta thu được nước sạch và đem đi chưng cất nhiệt

Bước 2: Chưng cất nhiệt

Nước nhiễm mặn được đưa vào đun sôi, sau khi hơi nước bay lên sẽ theo ống dẫn chảy vào bộ ngưng tụ (bình chứa). Tại đây, bên ngoài sẽ chứa nước mát có nhiệt độ thấp được luân phiên bơm vào hoặc chứa nước đá. Hơi nước theo đường đống bay đến đấy sẽ ngưng tụ lại sẽ tạo thành nước ngọt. 

Cách thực hiện vô cùng đơn giản phải không nào? Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây về cách lọc nước mặn thành nước ngọt của các chuyên gia, người nông dân có thể tự mình lọc được nước ngọt để sử dụng cho mùa ngập mặn này.