Nhận biết các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh

17/05/2021 723

Nắng nóng kéo dài kèm với độ là độ ẩm trong không khí vào mùa hè cao là điều kiện thuận lợi để sản sinh ra các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi khuẩn,… Trước thời tiết như vậy thì trẻ em, đối tượng có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh thường gặp vào hè như tiêu chảy, sởi, thủy đậu,… Theo dõi bài viết dưới đây để biết được các triệu chứng và cách phòng các bệnh mùa hè ở trẻ hiệu quả nhé.

Tiêu chảy

Tiêu chảy

Bé mắc tiêu chảy do môi trường nhiễm vi khuẩn

Tiêu chảy chính là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè. Do thời tiết oi nóng nên thức ăn dễ ôi thiu khiến cho không khí trong nhà bị ôi nhiễm, phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Và đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất chính là trẻ em. Mặt khác, do thời tiết nóng nực, trẻ em thường khát nước nên dễ uống phải những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh nếu người lớn không kiểm soát.

Cách nhận biết trẻ bị mắc bệnh

Khi bị mắc tiêu chảy, trẻ thường biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc nhiều, nôn… Số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường. Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ khi bị bệnh này. Thời gian bệnh có thể kéo dài từ 7 – 14 ngày.

Sởi

Sởi

Bệnh sởi thường bùng phát vào dịp hè

Thời tiết nóng bức mùa hè cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh sởi bùng phát. Căn bệnh này lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp nên rất dễ tạo thành dịch bệnh, đặc biệt là khi trẻ đi học tiếp xúc với bạn học. Trẻ em nếu chưa được tiêm phòng vắc xin, ,sẽ không có đề kháng và miễn dịch với căn bệnh này.

Nhận biết biểu hiện của trẻ khi bị mắc bệnh sởi

Bé bị bệnh sởi sẽ dễ bị nổi các nốt đỏ thành từng mảng dày ở sau mặt, tai rồi lan ra các vùng khác: cổ, ngực,… kèm theo sốt cao, ho dai dẳng. Một số trường hợp trẻ sẽ bị cả mắt đỏ. 

Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như tiêu chảy, viêm tai giữa hay nặng hơn là viêm phổi, viêm não. Các biến chứng nặng có thể gây tử vong nên phụ huynh cần hết sức lưu ý.

Đặc biệt, nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn triệu chứng của bệnh sởi với rôm sảy, thủy đậu, dị ứng nên dẫn đến các phương pháp chữa bệnh không đúng cách, khiến bệnh tình ở trẻ tiến triển nặng hơn. 

Thủy đậu

Thủy đậu

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu cũng là loại bệnh mà trẻ em có khả năng mắc cao vào mùa hè. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi.

Bên cạnh đó, thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi tiếp xúc với các đồ dùng sinh hoạt thường ngày của người nhiễm bệnh. Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu mà bị thủy đậu sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Nhận biết triệu chứng thủy đậu ở trẻ

Ban đầu khi trẻ bị nhiễm bệnh, trên da sẽ nổi các hạt mụn nước và niêm mạc, sốt cao, cả người mệt mỏi, suy nhược. Bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu để chữa trị muộn sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm não,…

Các phòng tránh các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý giàu A,C,E,… cho trẻ

  • Chọn thực phẩm đủ chất đạm, đường, rau xanh, trái cây tươi.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các chất béo có nguồn gốc động vật
  • Đảm bảo thực đơn có đầy đủ các vitamin: A,C,E, B12, đồng, kẽm, axit folic…
  • Cho trẻ uống đủ nước từ 1 – 1.5 lít/ngày (bao gồm cả sữa, nước lọc, nước trái cây…)

Hướng dẫn trẻ làm quen với chế độ sinh hoạt khoa học

Hướng dẫn trẻ làm quen với chế độ sinh hoạt khoa học

Cho trẻ rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

  • Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch bằng nước rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Ngăn trẻ bốc, mút ngón tay, ngậm đồ chơi
  • Không dùng miệng mớm thức ăn cho trẻ bởi có thể vô tình lây truyền bệnh cho trẻ
  • Thường xuyên lau nhà, vật dụng trong nhà, làm sạch đồ chơi của trẻ bằng nước sôi
  • Tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ, sử dụng các chất tẩy rửa có hoạt tính nhẹ nhàng phù hợp với bé
  • Mỗi trẻ phải có khăn mặt, khăn tay hay các dụng cụ ăn riêng.

Chế độ vận động phù hợp với trẻ

Chế độ vận động phù hợp với trẻ

Tránh vận động dưới trời nắng gắt

  • Không nên để trẻ chơi ngoài trời nắng. Đặc biệt là vào buổi trưa và xế chiều.
  • Không để trẻ chơi quá lâu dưới phòng điều hòa có nhiệt độ thấp. Khi trẻ ngủ, không để điều hòa ở nhiệt độ thấp quá 27 – 28 độ C, không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ, dễ khiến trẻ cảm lạnh.
  • Khi chơi trẻ ra nhiều mồ hôi làm ướt áo, cần thay cho trẻ ngay để không bị nhiễm lạnh gây viêm đường hô hấp.
  • Không cho trẻ tắm ao, hồ, sống quá lâu mà không có sự giám sát của người lớn.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ để ngăn ngừa bệnh. 

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, các bạn đã biết các dấu hiệu nhận biết và phòng tránh các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ để bảo vệ tốt sức khỏe của con trẻ trong mùa này nhé!