Những cổ vật bị đánh cắp không được hoàn trả lại

18/05/2022 755

Mỗi năm, trên thế giới diễn ra hàng trăm, hàng nghìn cuộc tranh chấp quốc tế liên quan đến kim cương, vũ khí và các vật phẩm lịch sử nổi tiếng mà các nước cho rằng đó là tác phẩm của nước mình và đã bị đánh cắp. Các nước đều muốn giữ những cổ vật này cho mình bởi đây đều là những tuyệt tác và có ý nghĩa lịch sử to lớn của nhân loại. Hãy tìm hiểu một vài món cổ vật bị đánh cắp nổi bật nhất qua bài viết này nhé.

Kim cương Koh-i-Noor

Truyền thuyết kể rằng viên kim cương 105 carat Koh-i-Noor đã có niên đại hơn 5.000 năm tuổi. Nó được khai thác ở Ấn Độ vào những năm 1300 và từng nặng đến 793 carat. Sau này, nó được tặng cho Nữ hoàng Victoria, rồi đến hoàng hậu của Ấn Độ. Năm 1850, viên kim cương bị mài lại, khiến cho kích thước của nó giảm đi một nửa. Ấn Độ đã yêu cầu Anh trả lại kể từ khi họ giành được độc lập vào năm 1947. Nhưng hiện tại Koh-i-Noor hiện vẫn nằm trong Tháp London. Giá trị chính xác của viên kim cương này không được xác định. Nhưng một viên kim cương khác – Graff Pink, có kích thước bằng một phần tư Koh-i-Noor, đã từng được bán vào năm 2010 với giá 46 triệu đô la (35 triệu bảng Anh).

Những cổ vật bị đánh cắp không được hoàn trả lại

Koh-i-Noor hiện là báu vật của Hoàng gia Anh

Bức tượng bán thân của Nefertiti

Năm 2011, Đức đã từ chối yêu cầu của Ai Cập, vốn từng được đưa ra nhiều lần kể từ năm 1930, đó là trả lại bức tượng bán thân nặng hơn 20kg có niên đại khoảng 3.400 năm tuổi của Nữ hoàng Nefertiti. Bức tượng bán thân nổi tiếng đã mang đến hơn một triệu du khách mỗi năm cho Bảo tàng Neues của Berlin và Đức gọi nó là “đại sứ của Ai Cập tại Berlin”.

Những cổ vật bị đánh cắp không được hoàn trả lại

Nefertiti là Vương hậu Ai Cập và là vợ cả của Pharaoh Akhenaten

Cổng Ishtar của Babylon

Cổng Ishtar là cổng thứ tám dẫn vào trung tâm thành phố Babylon. Nó được xây năm 575 TCN theo lệnh của vua Nebuchadnezzar II và nằm phía bắc của thành phố. Chiếc cổng được làm từ gạch men và trang trí bằng hàng trăm bức phù điêu rồng, bò tót. Năm 1902, các nhà khảo cổ học người Đức bắt đầu khai quật nó. Năm 1928, phần phía trước của cổng được phục chế lại trong thời gian hai năm tại Bảo tàng Pergamon ở Berlin, nơi nó hiện diện cho đến ngày nay. Đến năm 2002, Iraq đã yêu cầu Đức trả lại chiếc cổng Ishtar này. Tuy nhiên các lời kêu gọi của họ cho đến nay vẫn bị phớt lờ.

Cổng Ishtar – biểu tượng uy quyền, kỳ vĩ của Babylon cổ đại

Kho báu Sion

Gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu các nước trả lại nhiều cổ vật bị đánh cắp. Nổi bật trong số đó bao gồm một phần lớn của Kho báu Sion được trưng bày tại Bảo tàng Viện Dumbarton Oaks của Washington DC. Được tìm thấy ở tỉnh Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1963. Kho báu bao gồm các loại thánh giá và chân đèn. Một nhà sưu tập người Mỹ đã mua bộ sưu tập này với giá 1 triệu đô la (759k bảng Anh) và tặng nó cho bảo tàng Dumbarton Oaks vào năm 1967.

Những vật dụng bằng bạc dùng trong các nghi lễ của người Byzantine

Đây là những vật dụng bằng bạc dùng trong các nghi lễ của người Byzantine

Mũ lông của Penacho

Năm 1991, chính phủ Mexico đã yêu cầu Áo trả lại một chiếc mũ đội đầu của người Aztec nhưng đã bị từ chối. Chiếc mũ độc nhất vô nhị được làm từ 500 chùm lông đuôi của loài chim tứ quý đầy màu sắc và được lưu giữ tại Bảo tàng Dân tộc học của Vienna. Nó được một người Tây Ban Nha mang đến châu u vào giữa thế kỷ 16. Chính phủ Áo đã công bố một nghiên cứu rằng không thể vận chuyển chiếc mũ lông an toàn bởi máy bay bị rung trong quá trình bay và sẽ làm hỏng chiếc mũ.

nhung-co-vat-bi-danh-cap-khong-duoc-hoan-tra-lai-ava

Chiếc mũ được gắn một viên ngọc và vương miện nạm vàng

Xem thêm: Sơn Đoòng Quảng Bình – hang động lớn nhất thế giới có gì thú vị, đặc biệt?

Kho báu Maqdala

Vào năm 2018, Ethiopia đã yêu cầu trả lại các đồ tạo tác do Quân đội Anh lấy cắp vào năm 1868 ở Abyssinia. Kho báu bao gồm một chiếc vương miện bằng vàng từng thuộc sở hữu của Hoàng đế Ethiopia Tewodros II, một chiếc váy cưới và một chiếc chén vàng do Walda Giyorgis ở Gondar làm. Yêu cầu hoàn trả của Ethiopia vào năm 2007 bị từ chối nhưng bảo tàng hiện đã đàm phán để trung bày kho báu này dưới hình thức “mượn dài hạn”.

nhung-co-vat-bi-danh-cap-khong-duoc-hoan-tra-lai-ava

Kho báu Maqdala

Kho báu của Priam

Nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann đã phát hiện ra một kho báu ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1837 và buôn lậu nó đến Berlin. Kho báu này gồm có một cặp vương miện vàng, gần 8.750 chiếc nhẫn vàng, khiên đồng và vũ khí. Nhưng người Nga sau đó đã cướp phá kho báu và mang về Moscow. Hiện tại Đức vẫn đang yêu cầu Bảo tàng Pushkin của Moscow trả lại số kho báu này, bất chấp nguồn gốc đáng ngờ của nó.

nhung-co-vat-bi-danh-cap-khong-duoc-hoan-tra-lai-ava

Kho báu của đức Vua Priam

Kho báu bị đánh cắp từ Vườn Viên Minh

Vườn Viên Minh là một tổ hợp các cung điện và vườn nằm cách thành Bắc Kinh 8 km về phía tây bắc, được xây vào thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Vào năm 1860, nơi này bị quân đội Pháp và Anh cướp phá và lấy đi nhiều cổ vật.

Vườn Viên Minh hội tụ tinh hoa nghệ thuật, quy mô rộng lớn, kiến trúc hoa mỹ nhất Trung Quốc

Trung Quốc đã yêu cầu hai nước này trả lại 1,6 triệu cổ vật bị đánh cắp từ Vườn Viên Minh. Tuy nhiên, Bảo tàng Anh Quốc cùng những bảo tàng khác cho rằng chỉ có khoảng 15 tác phẩm trong bộ sưu tập 23000 món về Trung Quốc của họ có thể có nguồn gốc từ Vườn Viên Minh. Kho báu đầy đủ này được ước tính trị giá hàng tỷ đô. Vào năm 2010, một chiếc bình sứ thời nhà Thanh có nguồn gốc từ Vườn Viên Minh đã được bán với giá 69,5 triệu đô.