4 cách xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất

02/06/2022 995

Nước thải sinh hoạt có nhiều chất ô nhiễm gây hại cho sức khỏe và môi trường. Vậy cách xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào? Phương pháp nào thường được sử dụng? Hãy theo dõi bài viết sau để biết cách xử lý nước thải đơn giản và hiệu quả nhé!

Tại sao cần xử lý nước thải

Trước khi biết cách xử lý nước thải sinh hoạt, chúng ta cùng phân tích lý do cần xử lý nướ thải nhé! Nước thải nói chung và nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp nói riêng đều ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Chúng thường có màu xám đen và mùi hôi khó chịu. 

Nước thải

Nước thải sinh hoạt

Trong đó, có 95% là nước, còn lại là các chất thải độc hại. Ví dụ như: vi khuẩn, virus, phân, cát, kim loại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…Nếu không xử lý trước khi đổ ra môi trường, các chất độc trong nước thải sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất đai. Đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Vì vậy chúng ta cần xử lý nước thải. 

Xem thêm: Nước thải là gì? Cách xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

4 cách xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất

Phương pháp cơ học

Người ta dùng song chắn rác hoặc lưới lọc để giữ lại các tạp chất không hòa tan trong nước. Hoặc dùng bể lắng để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hoặc bé hơn nước. Từ đó loại bỏ tạp chất trong nước thải. Đây cũng là cách xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà thường gặp. 

Sử dụng hóa chất

Đây là phương pháp thường được sử dụng hiện nay. Người ta dựa trên phản ứng hóa học của các chất thải và các thành phần hóa chất thêm vào. Clo và Ozone là những chất thường được dùng trong phương pháp này. Cách xử lý hóa chất thường được dùng trong các nhà máy có quy trình khép kín. Đây cũng là cách xử lý nước thải công nghiệp phổ biến. 

nước thải công nghiệp

Sử dụng hóa chất để xử lý nước thải

Sử dụng phương pháp sinh học

Đây là cách nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải. Người ta dùng các vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải. Sau đó phân thành 2 loại cơ bản là: 

  • Phương pháp kị khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật kỵ khí. Để chúng hoạt động trong điều kiện không có oxy để xử lý các chất bẩn trong nước thải.
  • Phương pháp hiếu khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí, trong điều kiện cần cung cấp oxy liên tục.

Cụ thể, các vi sinh vật có lợi sẽ thực hiện quá trình hòa tan và phân tán các chất bẩn trong nước thải vào tế bào của chúng. Đây là cách làm an toàn và bảo vệ môi trường tốt hơn phương pháp hóa học ở trên. 

Xem thêm: 8 Cách khử clo trong nước nuôi cá và nước sinh hoạt hiệu quả nhất

Sử dụng phương pháp hóa lý

Người ta áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà các phương pháp trên chưa giải quyết được. Các công trình tiêu biểu của phương pháp này gồm: bể keo tụ tạo bông, bể tuyển nổi, phương pháp trao đổi ion,… Khi dùng hóa lý, bạn có thể kết hợp với phương pháp sinh học, cơ học. 

bể keo tụ tạo bông

Bể keo tụ tạo bông để xử lý nước thải

Trên đây cũng là những cách xử lý nước thải chăn nuôi, cách xử lý dầu mỡ trong nước thải,… hiệu quả. 

Xem thêm: Cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp

Cách xử lý ống nước thải bị tắc

Ống nước thải là bộ phận quan trọng trong chu trình xử lý nước thải. Tuy nhiên, thiết bị này thường gặp tình trạng tắc nghẽn. Cách xử lý ống nước thải bị tắc như thế nào? Bạn có thể thực hiện theo các phương pháp sau: 

  • Dùng nước sôi: Phương pháp thường được dùng để xử lý tắc chậu rửa bát do dầu mỡ và rác thực phẩm.
  • Sử dụng baking soda với giấm và nước nóng: Trước tiên bạn đổ bột baking soda vào cống. Sau đó đổ giấm vào. Đợi khoảng 5 đến 10 phút thì đổ nước nóng. 
  • Sử dụng móc phơi quần áo: Đây là cách làm thủ công bằng tay dễ thực hiện. 
  • Thông cống bằng cá lóc, cá trê, lươn: Bạn mua cá trê hoặc lươn và thả đầu cá xuống trước vào đường ống. Khi cá vào đường ống, với các hoạt động bơi, vẫy đuôi trong đường ống sẽ giúp đẩy các vật tắc nghén trôi xuống ống.
  • Dùng dây thông cống lò xo.
  • Dùng pittong.
  • Sử dụng bột thông cống.
cách xử lý ống nước thải bị tắc

Cách xử lý ống nước thải bị tắc

Những lưu ý khi xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà

Ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, bạn còn cần lưu ý một số vấn đề khi xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà nhé!

  • Chú ý đến lượng rác thải chất rắn trong bồn. Nhiều hệ thống chứa rác có thiết bị đo lường, nhờ vậy bạn có thể biết được thời điểm đổ rác phù hợp. Tránh để rác quá nhiều. 
  • Không bao giờ đổ các hóa chất mạnh xuống cống thoát nước. 
  • Phân loại rác khi đổ. Không để tã bỉm, giấy vệ sinh, tàn thuốc lá và phân mèo vào trong cống thoát nước.
  • Duy trì bảo dưỡng hệ thống nước thải sinh hoạt. 

Trên đây là 4 cách xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản và hiệu quả. Mong rằng sẽ giúp bạn chọn ra được phương pháp phù hợp cho công trình nước thải gia đình nhé!