Bảng phân loại nhóm gỗ tự nhiên tại Việt Nam
10/06/2022 1238
Bảng phân loại nhóm gỗ tự nhiên theo quy định hiện hành sẽ giúp bạn biết về các loại gỗ. Vậy có bao nhiêu nhóm gỗ? Nhóm gỗ quý Việt Nam gồm những loài cây nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để được giải đáp nhé!
Tiêu chuẩn phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam
Theo tiêu chuẩn của bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn của nước ta được ban hành ngày 26 tháng 11 năm 1977; và được cập nhật bổ sung vào ngày 10 tháng 5 năm 1988, cây gỗ Việt Nam được chia thành 8 nhóm.
- Nhóm I: Nhóm gỗ quý có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm. Nhóm gỗ I có độ bền và giá trị kinh tế cao nhất trong các loại.
- Nhóm II: Nhóm gỗ nặng và cứng. Chúng có tỷ trọng lớn và sức chịu lực rất cao.
- Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn nhóm II và nhóm I. Gỗ nhóm III cũng có sức bền, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn.
- Nhóm IV: Nhóm gỗ có thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công và chế biến.
- Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình. Loại gỗ này được dùng rộng rãi trong xây dựng và đóng đồ đạc.
- Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt. Gỗ nhóm VI rất dễ gia công.
- Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, khả năng chống mối mọt kém, dễ bị cong vênh.
- Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao, không bền.
Xem thêm:
Ngoài ra, người ta còn phân chia gỗ theo tỉ trọng. Cụ thể, tỉ trọng của gỗ được xác định khi độ ẩm của gỗ là 15%. Gỗ càng nặng thì tính chất cơ lý của nó càng cao.
- Gỗ thật nặng: Tỉ trọng từ 0,95 – 1,40
- Gỗ nặng: Tỉ trọng từ 0,80 – 0,95
- Gỗ nặng trung bình: Tỉ trọng từ 0,65 –0,80
- Gỗ nhẹ: Tỉ trọng từ 0,50 – 0,65
- Gỗ thật nhẹ: Tỉ trọng từ 0,20 – 0,50
- Gỗ siêu nhẹ: Tỉ trọng từ 0,04 – 0,20
Bảng phân loại nhóm gỗ tự nhiên
Dưới đây là bảng phân loại nhóm gỗ tự nhiên theo tiêu chuẩn tại Việt Nam. Mời bạn đọc tham khảo!
Nhóm gỗ | Đặc tính | Tên gỗ | ||||
Nhóm I | Vân gỗ đẹp, màu tự nhiên. Gỗ quý hiếm và cho giá trị kinh tế cao | Bằng Lăng Cường, Cẩm Lai, Cẩm Liên, Cẩm thị, Du Sam, Dáng Hương, Gỗ đỏ, gỗ gụ, hoàng đàn, huỳnh đường, hương tía, lát hoa, lát da đồng, mun sọc, mun sừng, mạy lay, Pơ – mu, gỗ sưa, sa mu dầu, sơn huyết, thông ré, thông tre, gỗ trắc (trắc nam bộ, trắc đen, trắc căm bốt), trầm hương, trắc vàng, …. | ||||
Nhóm II | Nhóm gỗ nặng và cứng, có độ bền cao, tỉ trọng lớn | Gỗ căm xe, da đá, dầu đen, gỗ đinh (đinh khét, đinh mật, đinh thối, đinh vàng), lim xanh, kiền kiền, nghiến, sao xanh, săng đào, gỗ sến mật, sến trắng, táu mật, táu nước, trai lý, vắp, xoay và lát khét | ||||
Nhóm III | Nhóm gỗ nhẹ, mềm và dẻo dai, có độ bền cao | Bàng lang nước, bàng lang tía, bình linh, gỗ cà (cà chắc, cà ổi), gỗ chai, gỗ chò chỉ, chò chai, chự, chiêu liêu xanh, dâu vàng, gỗ huỳnh, gỗ la khét, lau táu, loại thụ, re mít, săng lẻ, sao đen, trường mật, trường chua và vên vên vàng | ||||
Nhóm IV | Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ gỗ mịn, tương đối bền, dễ gia công | Bời lời, cà duối, chặc khế, chau chau, dầu mít, dầu lông, dầu trà beng, gội nếp, gội dầu, gỗ giổi, hà nu, kim giao, hồng tùng, kháo tía, kháo dầu, mít, mỡ, re hương, re xanh, re gừng, sến đỏ, sến bo bo, gỗ sụ, thông ba lá, thông nàng, vàng tâm, vên vên | ||||
Nhóm V | Nhóm gỗ có tỉ trọng trung bình. Thường được dùng phổ biến trong xây dựng và sản xuất đồ nội thất | Gỗ Bản xe, bời lời giấy, ca bu, chò lông, chò xanh, gỗ chôm chôm, chùm bao, cồng tía, cồng trắng, coofg chìm, dải ngựa, dầu, dầu rái, dầu đỏ, giẻ thơm, giẻ lau, giẻ đen, giẻ đỏ, giẻ sồi, gỗ ké, gỗ kè đuôi dông, kẹn, gỗ muồng, muồng gân, mò gỗ, mạ sưa, gỗ nang, gỗ nhãn rừng, phi lao, gỗ re bàu, sa mộc, sau sau, gỗ săng táu, gỗ săng đá, săng trắng, sồi đá, sếu, thành ngạnh, tràm tía, gỗ thích, gỗ thông đuôi ngựa, thông nhựa, vải guốc, vàng kiêng, gỗ vừng, gỗ xà cừ | ||||
Nhóm VI | Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ gia công. Chúng dễ bị mối mọt, cong vênh | Gỗ Ba Khía, Bạch đàn chanh, bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng, gỗ bứa (bứa lá thuôn, bứa nhà, bứa núi), bồ kết giả, cáng lò, gỗ cầy, chẹo tía, chiêu liêu, gỗ chò (chò nếp, chò nâu, chò nhai), gỗ da, gỗ đước, hậu phát, gỗ kháo (kháo chuông, kháo thối, kháo vàng), gỗ khế, mã nhâm, mã tiền, mận rừng gỗ mắm, mù u, gỗ muỗm, gỗ nhọ nồi, gỗ nọng heo, gỗ phay, gỗ quao, gỗ quế, gỗ ràng, gỗ re, gỗ sâng, gỗ sấu, gỗ sồi, vầy ốc, vối thuốc, xoan ta, xoan mừ, xoan mộc, xương cá | ||||
Nhóm VII | Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh | Gỗ cao su, gỗ cả lồ, gỗ cám, gỗ choai, chân chim, dung nam, gáo vàng, giẻ bộp, hồng rừng, hồng quân, lọng bàng, lõi khoan, gỗ me, gỗ mỹ, gỗ mã, mô cua, gỗ ngát, gỗ phay vi, gỗ săng máu, gỗ sảng, gỗ sở bà, gỗ sồi (sồi trắng, sồi đỏ), gỗ trám (trám trắng, trám đen), thàn mát, thầu tấu, gỗ ưởi, gỗ vang trứng, gỗ vàng anh, gỗ xoan tây | ||||
Nhóm VII | Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng rất kém, khả năng bị mối mọt cao, không bền | Gỗ ba bét, ba soi, bay thưa, gỗ bồ đề, bồ kết, bông bạc, gỗ bộp, gỗ bo, gỗ bung bí, gỗ chay, gỗ cóc, gỗ cơi, dâu da bắc, dâu da xoăn, gỗ dàng, gỗ đề, gỗ đỏ ngọn, gỗ gáo, gỗ gọn, gỗ gioi, gỗ hu (hu lông, hu đay), lai rừng, gỗ lôi, gỗ mán đĩa, gỗ mốp, gỗ muồng (muồng trắng, muồng gai), gỗ núc nắc, gỗ sung, gỗ sang nước, gỗ trẩu, gỗ trôm, gỗ vông |
Bảng nhóm gỗ bị cấm khai thác ở Việt Nam
Theo Nghị định số 18/HĐBT của Chính phủ ngày 17/1/1992 về qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ, hai nhóm gỗ IA và IIA là những loại gỗ quý bị cấm khai thác.
Nhóm IA
TT | Tên gỗ | Tên khoa học |
1 | Bách xanh | Calocedrusmacrolepis |
2 | Thông đỏ | Taxus chinensis |
3 | Phỉ 3 mũi | Cephalotaxus fortunei |
4 | Thông tre | Podocarpus neriifolius |
5 | Thông Pà cò | Pinus Kwangtugensis |
6 | Thông Đà lạt | Pinus dalattensis |
7 | Thông nước | Glyptostrobus pensilis |
8 | Hinh đá vôi | Keteleeria calcarea |
9 | Sam bông | Amentotaxus argotenia |
10 | Sam lạnh | Abies nukiangensis |
11 | Trầm (gió bầu) | Aquilaria crassna |
12 | Hoàng đàn | Copressus Torulosa |
13 | Thông 2 lá dẹt | Ducampopinus krempfii |
Nhóm IIA
STT | Tên gỗ | Tên khoa học | Tên địa phương |
1 | Cẩm lai | Dalbergia oliverii Gamble | |
– Cẩm lai Bà Rịa | Dalbergia bariaensis | ||
– Cẩm lai | Dalbergia oliverii Gamble | ||
– Cẩm lai Đồng Nai | Dalbergia dongnaiensis | ||
2 | Gà te (Gõ đỏ) | Afzelia xylocarpa | |
3 | Gụ | ||
Gụ mật | Sindora cochinchinenensis | ||
Gụ lau | Sindora tonkinensis – A.Chev | ||
4 | Giáng hương | ||
Giáng hương | Pterocarpus pedatus Pierre | ||
Giáng hương Cam bốt | Pterocarpus cambodianus Pierre | ||
Giáng hương mắt chim | Pterocarpus indicus Wild | ||
5 | Lát | ||
Lát hoa | Chukrasia tabularis A.juss | ||
Lát da đồng | Chukrasia sp | ||
Lát chun | Chukrasia sp | ||
6 | Trắc | ||
Trắc | Dalbergia cochinchinenensis Pierre | ||
Trắc dây | Dalbergia annamensis | ||
Trắc Cam bốt | Dalbergia combodiana Pierre | ||
7 | Pơ mu | Fokienia hodginsii A.Henry et Thomas | |
8 | Mun | ||
Mun | Diospyros mun H.lec | ||
Mun sọc | Diospyros SP | ||
9 | Đinh | Markhamia pierrei | |
10 | Sến mật | Madhuca pasquieri | |
11 | Nghiến | Burretiodendron hsienmu | |
12 | Lim xanh | Erythophloeum fordii | |
13 | Kim giao | Padocapus fleuryi | |
14 | Ba gạc | Rauwolfia verticillata | |
15 | Ba kích | Morinda offcinalis | |
16 | Bách hợp | lilium brownii | |
17 | Sâm ngọc linh | Panax vietnammensis | |
18 | Sa nhân | Anomum longiligulare | |
9 | Thảo quả | Anomum tsaoko |
Trên đây là bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam, bao gồm các nhóm gỗ tự nhiên quý hiếm bị cấm khai thác. Hy vọng những thông tin quan trọng này sẽ giúp ích cho bạn.