Bộ Y tế cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến giả mạo tổ chức y tế

22/07/2021 1931

Lợi dụng tâm lý hoảng loạn của người dân trong giai đoạn Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã giả mạo bác sĩ, các tổ chức y tế để thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến.

Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hiện nay, có nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp để giả mạo làm bác sĩ hay nhân viên làm việc tại các tổ chức y tế, tự nhận đã chưa khỏi Covid-19 cho bạn bè hoặc người thân của các nạn nhân rồi yêu cầu các nạn nhân này thanh toán chi phí điều trị.

Người dân cần hết sức cẩn thận và tỉnh táo trước những hành vi lừa đảo mới này trên không gian mạng. Dưới đây là một số phương thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng hiện nay.

Giả danh các thương hiệu lớn để gửi chương trình khuyến mãi, trúng thưởng

Đây là một hình thức lừa đảo đặc biệt phổ biến trong những năm gần đây và đang ngày càng bùng nổ hơn trong thời điểm Covid.

Giả danh các thương hiệu lớn để gửi chương trình khuyến mãi, trúng thưởng

Tin nhắn lừa đảo mạo danh Adidas

Cụ thể, các đối tượng này sẽ mạo danh các Brand lớn sau đó gửi kèm link lạ đề cập đến quà tặng hoặc trúng thưởng. Người dùng khi ấn vào các link này sẽ dễ bị thu thập thông tin, mất dữ liệu, mất tài khoản, chiếm đoạt tài sản,…

Ví dụ cụ thể cho trường hợp này mà chúng ta thường bắt gặp nhiều trong thời gian gần đây và được lan truyền nhanh với tốc độ chóng mặt như: “Adidas kỷ niệm 100 năm – nhấn vào để nhận quà”; tin nhắn kêu gọi tham gia “Quỹ phúc lợi Coca-Cola”; mạo danh Co.opmart gửi link lạ kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng phiếu mua hàng,… 

Mạo danh nhân viên y tế gửi thư điện tử về tình hình Covid-19

Trường hợp lừa đảo trực tuyến này, các đối tượng sẽ giả danh thành nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hay thậm chí là Tổ chức Y tế thế giới (WHO)  để gửi thư điện tử với nội dung cập nhật tình hình lây nhiễm Covid-19.

Mạo danh nhân viên y tế gửi thư điện tử về tình hình Covid-19

Gửi thư điện tử về tình hình Covid-19 nhằm đánh cắp thông tin người dùng

Tuy nhiên, nội dung trong thư điện tử lại gắn tập tin đính kèm hay các liên kết dẫn đến các bài đọc chi tiết.

Ngay khi người dùng mở các tập tin đính kèm hay nhấp vào các liên kết, máy tính của họ sẽ bị tấn công bởi các mã độc hoặc có thể bị lộ lọt thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng được lưu trữ trực tuyến sẽ đánh cắp.

Giả mạo nhân viên y tế lừa tiền chữa bệnh

Một số đối tượng khác lợi dụng tâm lý hoảng sợ của người dân đã giả làm nhân viên tại các trung tâm y tế hay bác sĩ và tự nhận đã chữa khỏi bệnh cho người nhà hay bạn bè bị đã bị nhiễm Covid của nạn nhân sau đó yêu cầu người nhà chi trả tiền viện phí và điều trị.

Lừa đảo bán vật tư y tế rồi “chạy”

Một trường hợp lừa đảo trực tuyến khác, các đối tượng lừa đảo lập nên các website/fanpage bán hàng trực tuyến vật tư y tế (khẩu trang y tế, nước rửa tay,…). 

Lừa đảo bán vật tư y tế rồi “chạy”

Lừa đảo bán vật tư y tế

Sau khi yêu cầu người mua hàng thanh toán trước rồi mới giao hàng, các đối tượng này sẽ ngay lập tức ngắt liên lạc khi nhận được tiền và không giao hàng như thỏa thuận.

Quảng bá thuốc chưa được kiểm chứng

Ngoài những trường hợp kế trên, một số đối tượng khác cũng đã tận dụng thời cơ để lập các trang mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến quảng bá các thuốc có khả năng phòng ngừa Covid như vắc-xin để lừa người dân hoặc tuyên truyền các phương thuốc chưa từng được kiểm chứng.

Và điều dĩ nhiên, những nạn nhân khi mua sẽ gặp cảnh tiền mất tật mang. Không chỉ mất tiền mà còn uống phải các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lừa đảo doanh nghiệp đầu tư vào các ứng dụng liên quan đến Covid

Với cách làm này, các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng chiêu trò hứa hẹn nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận cao khi đầu tư vào hàng mục cung cấp sản phẩm hay dịch vụ liên quan đến phòng chống, xét nghiệm, chữa trị Covid-19.

Lừa đảo doanh nghiệp đầu tư vào các ứng dụng liên quan đến Covid

Lừa đảo doanh nghiệp đầu tư vào các ứng dụng liên quan đến Covid

Các đối tượng này tinh vi hơn khi tạo ra các ứng dụng điện thoại mà thoạt nhìn tương tự như ứng dụng phổ biến dùng để theo dõi diễn biến của dịch bệnh. Nhưng khi người dùng tải về điện thoại của họ sẽ bị tấn công bởi các mã độc nhằm lấy thông tin cá nhân, thông tin bảo mật, hay chi tiết tài khoản ngân hàng/thẻ tín dụng của nạn nhân.

Tin liên quan: 4 điều cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin Covid-19

Lợi dụng lòng tin và tâm lý hoang mang của người dùng, muôn kiểu lừa đảo trực tuyến đã được thực hiện. Do đó, mỗi người dân cần thật sự tỉnh táo, cảnh giác để tự bảo vệ mình và người thận khỏi các chiêu thức lừa đảo trực tuyến mới.