Các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh hữu hiệu!
15/05/2021 1659
Mùa hè là thời điểm thích hợp để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đặc biệt với trẻ em – đối tượng có sức đề kháng chưa hoàn chỉnh rất dễ mắc các bệnh lý trong thời tiết này. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ để có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời.
Ngộ độc thức ăn
Trong thời tiết nắng nóng, nếu thức ăn không được bảo quản kỹ hoặc nguồn nguyên liệu và cách chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dễ gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng nhận biết ngộ độc thức ăn là nôn ói, tiêu chảy, mất nước. Tình trạng này có thể kéo dài từ 3-5 ngày khiến trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng đau bụng, đau đầu, sốt, mệt mỏi…
Cách phòng tránh:
Cha mẹ cần lựa chọn và mua những thực phẩm tươi mới hàng ngày. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm trước khi sử dụng, không cho trẻ ăn ở những nơi chế biến không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh lý thường xảy ra vào mùa hè do muỗi đốt mang virus gây bệnh. Bệnh khiến trẻ chảy máu cam, nôn, sốt, khó chịu. Nếu để lâu dài, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu.
Cách phòng tránh:
Thường xuyên vệ sinh và tắm rửa thân thể cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ lưu ý mắc màn và vệ sinh giường cho trẻ thường xuyên, phun diệt muỗi theo đúng khuyến cáo. Cha mẹ nên chuẩn bị máy đo nhiệt độ để luôn theo dõi nhiệt độ và sức khỏe của trẻ.
Sốt virus
Vào mùa hè, tỷ lệ trẻ bị sốt virus sẽ tăng cao hơn bình thường bởi sự thay đổi thời tiết, nhiễm virus. Với những trẻ bị sốt virus sẽ có triệu chứng là: Đau mỏi người, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao, hắt hơi, ho, sổ mũi…
Sốt virus khiến trẻ nổi hạch ở gáy, cổ. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các chứng viêm não, rối loạn ý thức thậm chí co giật.
Cách phòng tránh:
Để phòng ngừa sốt virus, cha mẹ nên chú ý vệ sinh nhà cửa, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, cha mẹ cần nhắc trẻ vệ sinh tay chân trước khi ăn uống và hạn chế cho đồ vật vào miệng.
Bệnh tay – chân – miệng
Bệnh tay – chân – miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ trong mùa hè. Bệnh có thời gian ủ bệnh lên từ 3-7 ngày, sau đó trẻ sẽ có các biểu hiện rõ rệt là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, kém ăn và xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm ở miệng, tay, chân.
Bệnh tay – chân – miệng nếu không được chăm sóc và điều trị có thể biến chứng thành viêm não, tăng nguy cơ tử vong ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của bệnh.
Cách phòng tránh:
Cha mẹ nên rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng. Ngoài ra, hãy đảm bảo về chế độ ăn chín, uống sôi cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý giữ các đồ dùng sạch sẽ, vệ sinh, lau dọn đồ chơi để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Viêm màng não
Viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm và có thể xuất hiện ở bất kỳ mùa nào, đặc biệt là mùa hè. Đây là bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng đến não, tủy sống và sức khỏe của trẻ.
Bệnh viêm màng não do các loại vi khuẩn tấn công là: vi khuẩn Hib, phế cầu khuẩn, mô cầu… Bệnh thường xảy ra do nhiễm virus lây từ người bệnh.
Cách phòng tránh:
Cha mẹ cần chú ý cho trẻ rửa tay sạch, hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh. Ngoài ra nên tăng cường miễn dịch cho trẻ, tiêm phòng vắc xin cho HIB, phế cầu, não mô cầu và một số tác nhân virus.
Rôm sảy
Thời tiết nóng nực có thể khiến trẻ xuất hiện các hiện tượng mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa đỏ… Rôm sảy nếu không được xử lý kịp thời có thể phát triển thành mụn nhọt gây viêm da mãn tính tiến triển thành viêm thận.
Cách phòng tránh:
Thường xuyên và giữ cơ thể bé thông thoáng, lau khô mồ hôi, đảm bảo quần áo cho trẻ sạch sẽ. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống nước, không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắc đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.
Trên đây là những lưu ý về các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh. Cha mẹ hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức về phòng tránh, nhận biết và xử lý bệnh để giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
>>> XEM THÊM:
6 Nguyên tắc “vàng” để phòng bệnh giao mùa cho trẻ luôn khỏe mạnh
Mẹ có biết độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt cho bé trong mùa khô